Quay lại

7 chiến lược chủ động chống các cuộc tấn công ransomware

Cập Nhật Lần Cuối: 23/05/2024

7 chiến lược chủ động chống các cuộc tấn công ransomware

Theo báo cáo mới nhất từ Thales Data Threat Report năm 2024, số lượng các công ty bị tấn công bởi ransomware tăng 27% so với năm trước, với 8% trong số đó phải trả tiền chuộc. Đối mặt với thử thách chung này, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi ghi nhận một số lượng đáng kể các cuộc tấn công ransomware. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo về sự gia tăng của cuộc tấn công ransomware. Trong 3 tháng đầu năm 2024, đã có 2,323 cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin tại Việt Nam. Với tình hình này, việc triển khai các chiến lược chủ động chống ransomware không chỉ cần thiết mà còn là bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là các lỗ hổng bảo mật thường bị tấn công và 7 chiến lược mà mọi tổ chức cần xem xét để bảo vệ mình trước những cuộc tấn công mạng này.

Lỗ hổng bảo mật đang là mục tiêu chính của các cuộc tấn công ransomware

Ransomware, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh mạng ngày nay, thường tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật để tấn công và lây lan. Để hiểu rõ hơn về cách mà ransomware tận dụng các lỗ hổng này, hãy cùng điểm qua các loại lỗ hổng bảo mật phổ biến mà chúng thường nhắm đến:

1. Lỗ hổng phần mềm

  • Lỗ hổng zero-day: Đây là các lỗ hổng mà các nhà phát triển phần mềm chưa phát hiện hoặc chưa có biện pháp khắc phục. Ransomware lợi dụng những lỗ hổng này vì chúng cho phép tấn công mà không cần bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào từ phía nạn nhân.
  • Lỗ hổng trong các phần mềm phổ biến: Bao gồm các lỗ hổng trong hệ điều hành, trình duyệt web, phần mềm văn phòng và các ứng dụng phổ biến khác. Đây là điểm yếu thường xuyên được khai thác bởi ransomware.
  • Lỗ hổng trong các phần mềm lỗi thời: Các phần mềm không được cập nhật đúng cách là một mục tiêu dễ dàng cho ransomware. Những lỗ hổng này thường đã được công bố và có các bản vá sửa đổi sẵn có, nhưng nếu người dùng không cập nhật, họ sẽ tạo điều kiện cho tội phạm mạng tấn công.

2. Lỗ hổng phần cứng

  • Lỗ hổng trong firmware: Firmware của các thiết bị có thể chứa các lỗ hổng mà tấn công ransomware có thể sử dụng để xâm nhập vào hệ thống.
  • Lỗ hổng trong các thiết bị IoT: Các thiết bị IoT như camera IP, bộ định tuyến thường có bảo mật kém, là một điểm yếu tiềm ẩn cho tấn công ransomware.

3. Lỗ hổng trong cấu hình hệ thống

  • Cấu hình bảo mật không đúng: Mật khẩu yếu, quyền truy cập không được kiểm soát là những lỗ hổng phổ biến mà tấn công ransomware có thể sử dụng để xâm nhập vào hệ thống.
  • Cấu hình phần mềm không đúng: Cài đặt mặc định không an toàn là một mục tiêu dễ dàng cho ransomware khi người dùng không tuân thủ các biện pháp bảo mật cần thiết.

4. Lỗ hổng do thao tác người dùng

Ghi nhận từ báo cáo Thales Data Threat Report năm 2024, lỗi do thao tác người dùng được xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vi phạm dữ liệu trong 2 năm liên tiếp. Sau đây là một số hành vi làm gia tăng nguy cơ tạo nên các cuộc tấn công ransomware:

  • Nhấp, tải xuống các liên kết/tệp đính kèm độc hại: Ransomware thường được phân tán qua email lừa đảo hoặc quảng cáo độc hại.
  • Tải xuống phần mềm từ các nguồn không tin cậy: Như crack phần mềm hoặc trang web chia sẻ tệp có thể dẫn đến việc lây nhiễm ransomware.
  • Sử dụng USB không rõ nguồn gốc: USB bị nhiễm malware có thể là một nguồn lây nhiễm ransomware khi được cắm vào hệ thống.

Ngoài ra, ransomware còn có thể lây lan qua các mạng chia sẻ tệp, các thiết bị ngoại vi bị nhiễm malware và các lỗ hổng trong các dịch vụ web. Để bảo vệ hệ thống của mình khỏi ransomware, việc hiểu và khắc phục những lỗ hổng này là vô cùng quan trọng.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng xem xét 7 chiến lược tối ưu để chủ động ngăn chặn các cuộc tấn công ransomware.

Các biện pháp chủ động phòng chống ransomware

Các biện pháp chủ động phòng chống ransomware Các chiến lược chủ động phòng chống Ransomware

1. Tìm hiểu về ransomware và cơ chế hoạt động

Để có một chiến lược hiệu quả và toàn diện trong việc chống lại các cuộc tấn công ransomware, doanh nghiệp cần trang bị cho mình các kiến thức về ransomware như phân loại, cơ chế hoạt động và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp thế nào. Việc nắm vững cách hoạt động của ransomware, từ quy trình xâm nhập đến quy trình mã hóa và yêu cầu chuộc tiền, sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các biện pháp bảo mật phù hợp và hiệu quả. Trong một thế giới kỹ thuật số đầy rủi ro như hiện nay, sự hiểu biết và sẵn sàng là chìa khóa cho việc bảo vệ hệ thống thông tin của bạn khỏi những mối đe dọa ngày càng tinh vi của ransomware.

2. Cập nhật phần mềm thường xuyên và quản lý các bản sửa lỗi của phần mềm

Ransomware thường tận dụng các lỗ hổng phần mềm để xâm nhập vào hệ thống và gây hại. Việc thường xuyên cập nhật, sửa lỗi hệ điều hành/ứng dụng/firmware là rất quan trọng giúp hạn chế các lỗ hổng bảo mật có thể bị kẻ tấn công khai thác.

Việc triển khai chặt chẽ quy trình quản lý các bản sửa lỗi của phần mềm sẽ đảm bảo rằng tất cả các thành phần phần mềm được cập nhật và các lỗ hổng được giải quyết kịp thời. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu nguy cơ bị tấn công ransomware thông qua việc khai thác các lỗ hổng phần mềm.

Việc tự động hóa quy trình cập nhật và sửa lỗi cũng là một giải pháp hiệu quả để đảm bảo rằng hệ thống của bạn luôn được bảo vệ trước những mối đe dọa tiềm ẩn. Trong một thế giới kỹ thuật số đầy rủi ro, việc này không chỉ là một biện pháp phòng thủ mà còn là một phần quan trọng của chiến lược chống lại ransomware.

3. Nâng cao nhận thức cho nhân viên

Trong môi trường kỹ thuật số hiện nay, việc nhận thức về ransomware không chỉ thuộc về chuyên gia an ninh mạng mà còn là trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức. Đào tạo nhân viên đúng cách về ransomware là bước quan trọng để tăng cường khả năng phòng ngừa và phản ứng khi xảy ra cuộc tấn công. Điều này giúp họ hiểu rõ về cách tấn công và cách phòng chống, đặc biệt là từ các email lừa đảo chứa tệp đính kèm/liên kết độc hại.

Doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo định kỳ và xây dựng tài liệu chuyên môn để nâng cao nhận thức về ransomware và thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp an toàn về an ninh mạng. Bằng cách này, tổ chức không chỉ giảm thiểu nguy cơ bị tấn công ransomware mà còn bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình một cách toàn diện và hiệu quả.

4. Kế hoạch sao lưu và khôi phục dữ liệu

Để đối phó với mối đe dọa của ransomware, việc lập kế hoạch và thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng là rất cần thiết (bảo đảm rằng bản sao lưu được lưu trữ một cách an toàn, tách biệt với mạng chính). Một kế hoạch sao lưu dữ liệu chỉ thực sự hiệu quả khi quá trình khôi phục được thực hiện một cách mượt mà và chính xác. Việc kiểm tra định kỳ và cập nhật kế hoạch khôi phục giúp đảm bảo rằng mọi vấn đề liên quan đến việc phục hồi dữ liệu được giải quyết kịp thời và chính xác.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng phục hồi sau các cuộc tấn công mạng và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động kinh doanh.

5. Phân đoạn mạng (Network segmentation) và kiểm soát quyền truy cập tối thiểu

Phân đoạn mạng là một trong những biện pháp trọng yếu để ngăn chặn sự lây lan của ransomware trong một tổ chức. Bằng cách chia mạng thành các phân đoạn nhỏ hơn, có thể quản lý được, doanh nghiệp có thể hạn chế khả năng ransomware lan rộng từ một phần của mạng sang các phần khác. Điều này giúp cô lập và kiểm soát tác động của ransomware trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công.

Tuy nhiên, chỉ phân đoạn mạng mà không triển khai các biện pháp kiểm soát quyền truy cập nghiêm ngặt sẽ là một lỗ hổng lớn trong hệ thống an ninh mạng. Một phần không thể thiếu của chiến lược chống ransomware là triển khai các biện pháp kiểm soát truy cập dựa trên nguyên tắc đặc quyền tối thiểu. Điều này đảm bảo rằng người dùng và các ứng dụng chỉ có quyền truy cập đến những tài nguyên và dữ liệu cần thiết để thực hiện công việc của họ.

Chiến lược này làm giới hạn phạm vi bị tấn công, tổ chức có thể bảo vệ dữ liệu quan trọng và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công ransomware, đồng thời tăng cường an ninh mạng một cách toàn diện.

6. Phân tích rủi ro, tạo kế hoạch ứng phó/khắc phục sự cố

Khi đối mặt với nguy cơ của các cuộc tấn công ransomware, việc chuẩn bị sẵn kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố là vô cùng cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực một cách tối đa.

Kế hoạch này không chỉ là một bản kế hoạch chung chung, mà cần phác thảo các bước cụ thể và chi tiết (kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) để cách ly các hệ thống bị nhiễm, liên lạc với các bên liên quan và khôi phục hệ thống một cách hiệu quả nhất.

Thực tế cho thấy, thường xuyên diễn tập thực tế đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động ứng phó với tấn công ransomware. Chúng giúp mỗi cá nhân đều được rèn luyện và hiểu rõ các quy trình ứng phó, đảm bảo sẵn sàng phản ứng nhanh chóng và phối hợp chặt chẽ khi cuộc tấn công xảy ra.

7. Sử dụng giải pháp bảo mật giúp giám sát và ngăn chặn kịp thời các hành vi tấn công đáng ngờ

Việc triển khai các giải pháp bảo mật tiên tiến, như áp dụng sử trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), không chỉ giúp phân tích và phát hiện các hành vi đáng ngờ, mà còn ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi chúng có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những tổ chức có nguồn lực hạn chế, việc chọn các giải pháp bảo mật từ nhà cung cấp trở thành một lựa chọn tối ưu. Với đội ngũ chuyên gia bảo mật trình độ cao, cơ sở hạ tầng lớn mạnh, và công nghệ hiện đại, các giải pháp bảo mật sẽ cung cấp các lớp bảo vệ vững chắc, giúp doanh nghiệp phòng chống lại các cuộc tấn công ransomware toàn diện.

Trong số những ưu điểm của các đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật, có thể kể đến dịch vụ Managed Detection & Response (MDR) - cung cấp cho khách hàng các chức năng của Security Operations Center (SOC) được điều khiển bởi đội ngũ chuyên gia bảo mật, với mục đích báo cáo, phát hiện, phân tích và xử lý nhanh chóng các mối đe dọa, giúp hạn chế tình trạng gián đoạn hoạt động và giảm thiểu thiệt hại tối đa cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đầy thách thức của thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc tìm kiếm sự hỗ trợ và phòng ngừa từ các đơn vị chuyên nghiệp về an ninh mạng không chỉ là một chiến lược tối ưu mà còn là bước đi cần thiết để bảo vệ sự an toàn và ổn định của doanh nghiệp.

Phòng chống tấn công Ransomware: Giải pháp Bảo mật toàn diện cho Email doanh nghiệp

Để giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả trước tình hình tấn công ransomware phức tạp như hiện nay, VNETWORK mang đến Giải pháp EG-Platform - Nền tảng bảo mật email toàn diện đảm bảo hoạt động gửi và nhận email an toàn, chuyên nghiệp. Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành bảo mật, VNETWORK được chứng nhận là Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ từ Bộ KH-CN theo số: 59/DNKHCN, đạt được các tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001, ISO 20000-1, đồng thời được tổ chức bảo mật uy tín Gartner khuyến nghị sử dụng.

Giải pháp bảo mật toàn diện EG-Platform Cơ chế bảo mật email toàn diện EG-Platform

Theo đó, EG-Platform giải pháp tường lửa email giúp đảm bảo hoạt động chiều gửi và chiều nhận email một cách an toàn, hiệu quả thông qua 3 màn lọc:

  • SpamGUARD: Ngăn chặn hiệu quả thư rác và spam mail (Anti-Spam Inbound).
  • ReceiveGUARD: Phòng chống email giả mạo (Phishing mail), ransomware, tấn công có chủ đích (APT, BEC), virus và phần mềm độc hại.
  • SendGUARD: Quản lý và kiểm soát email trước khi gửi.

Ứng dụng công nghệ bảo mật email tiên tiến và thông minh, EG-Platform xử lý mọi loại tấn công email có chủ đích, phát hiện và ngăn chặn các loại virus cũng như các mối đe dọa email mới với những tính năng nổi trội bao gồm:

  • Công nghệ Máy Học (Machine Learning): Tự động phân tích và học hỏi từ dữ liệu tấn công, giúp phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật email mới nhanh chóng, hiệu quả.
  • Công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI: Nâng cao khả năng nhận diện và ngăn chặn các cuộc tấn công tinh vi, phức tạp.
  • Vùng ảo (Virtual area): Kiểm tra và phân tích email chiều đến giúp nhận diện những hành vi gây hại từ các loại virus mới chưa được cập nhật, giúp lọc và chặn hiệu quả email độc hại.
  • Chuyển đổi thành hình ảnh: Chuyển đổi nội dung email thành hình ảnh nếu phát hiện nội dung chứa đường link độc hại, giúp hạn chế tình trạng người dùng click vào các đường link chứa virus.
  • Kiểm tra và phân tích đường truyền email: Thông báo và xử lý nhanh chóng các dấu hiệu đáng ngờ, thay đổi bất thường trên đường truyền của email được nhận, giúp hạn chế thiệt hại tối đa và đảm bảo thao tác người dùng an toàn.
  • Báo cáo toàn diện, chi tiết từ hệ thống: Cung cấp thông tin đầy đủ, liên tục về tình hình và trạng thái bị tấn công của email để người dùng điều chỉnh hành vi sử dụng email kịp thời.
  • Tùy chỉnh linh hoạt dựa trên nhu cầu: Giúp người dùng tăng cường năng lực bảo mật nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng email tiện lợi.

Lời kết

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của các loại hình tấn công ransomware, đặc biệt là thông qua email, việc lựa chọn giải pháp bảo mật email phù hợp là yếu tố tiên quyết đối với doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến tính an toàn và ổn định của hệ thống, cũng như trải nghiệm người dùng, uy tín và hoạt động kinh doanh.

Với cơ chế tích hợp bảo vệ thông minh và liên kết dữ liệu chặt chẽ từ 3 giải pháp bảo mật email hiện đại, EG-Platform là nền tảng bảo mật email toàn diện và hiệu quả, giúp tối ưu khả năng bảo vệ người dùng trước mọi cuộc tấn công email nói chung và ransomware nói riêng. Để biết thông tin chi tiết và nhận báo giá, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: +84 (028) 7306 8789 hoặc email: contact@vnetwork.vn.

Sitemap HTML