Quay lại

Tại sao lại ưu tiên hiệu suất khi dùng điện toán đám mây?

Cập Nhật Lần Cuối: 12/10/2023

Tại sao lại ưu tiên hiệu suất khi dùng điện toán đám mây?

Công nghệ Điện toán đám mây

Điện toán đám mây (ĐTĐM) là công nghệ phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo tài nguyên sử dụng thay vì mua hay thuê toàn bộ máy chủ vật lý. Dịch vụ đám mây có thể được sử dụng cho nhiều trường hợp như sao lưu dữ liệu, khôi phục sau thảm họa, phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng web để tương tác với khách hàng.

Công nghệ Điện toán đám mây ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng chuyển đổi hạ tầng hàng đầu của các doanh nghiệp bởi các lợi ích vượt trội như Tối ưu chi phí; Triển khai nhanh chóng; Mở rộng linh hoạt; Tăng năng suất kinh doanh …

Có ba dạng dịch vụ điện toán đám mây:

  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service -IaaS)

  • Nền tảng dưới dạng dịch vụ (Platform as a Service - PaaS)

  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS)

Tầm quan trọng của hiệu suất trong điện toán đám mây

Hiệu suất là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc sử các dịch vụ ĐTĐM vì nó tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, kết quả kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và cả danh tiếng của doanh nghiệp. Theo LogicMonitor, 73% chuyên gia CNTT cho rằng hiệu suất là mối quan tâm hàng đầu khi nói đến việc áp dụng đám mây.

Hiệu suất kém có thể dẫn đến giảm năng suất, tăng chi phí và giảm sự hài lòng của khách hàng, tất cả đều có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Từ báo cáo của Công ty công nghệ toàn cầu Dynatrace cho thấy hiệu suất có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng khi 79% người dùng nói rằng họ sẽ không quay lại website hoạt động chậm.

Theo báo cáo của ThousandEyes - Công ty sản xuất phần mềm cho thấy các nhà cung cấp đám mây gặp trung bình 13 lần ngừng hoạt động mỗi tháng, với thời gian ngừng hoạt động trung bình là 45 phút cho mỗi lần ngừng hoạt động. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các nhà cung cấp đám mây phải thiết kế các giải pháp đám mây có hiệu suất tối ưu để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, giảm thiểu các sự cố ngừng hoạt động cho doanh nghiệp.

Ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy việc áp dụng đám mây là khả năng mở rộng, tính linh hoạt và khắc phục thảm họa (Theo Rightscale). Các yếu tố đều có liên quan chặt chẽ với hiệu suất, vì chúng yêu cầu dịch vụ đám mây phải có khả năng xử lý và thích ứng nhu cầu cao, đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh.

Tại sao lại ưu tiên hiệu suất khi dùng điện toán đám mây?Một số thống kê liên quan đến tầm quan trọng của hiệu suất trong ĐTĐM

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất điện toán đám mây

Cấu hình máy chủ ảo

Cấu hình máy chủ ảo có tác động lớn nhất đến hiệu suất của dịch vụ điện toán đám mây, bao gồm: vCPU, RAM và Ổ cứng

  • vCPU: Giống với CPU của máy chủ vật lý, vCPU cũng bao gồm các thông số quan trọng để đánh giá hiệu suất như số core (lõi) hay GHz (Tốc độ xung nhịp). Đây là các thông số thể hiện sức mạnh xử lý dữ liệu của một máy chủ ảo. Các thông số này càng lớn thì máy chủ ảo cung cấp hiệu suất càng cao.

  • RAM: Dung lượng RAM cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các dịch vụ ĐTĐM. Các dịch vụ đám mây thường chạy đồng thời nhiều quy trình. Khi một dịch vụ đám mây có nhiều RAM hơn, nó có thể hỗ trợ đồng thời nhiều quy trình hơn. Điều này có nghĩa là dịch vụ đám mây có thể xử lý đồng thời nhiều yêu cầu của người dùng hơn, dẫn đến việc cung cấp hiệu suất tối ưu hơn.

  • Ổ cứng: Dung lượng lưu trữ của ổ cứng càng lớn thì tốc độ ghi và lưu trữ liệu càng cao. Hiện nay ổ cứng SSD được sử dụng nhiều hơn vì tốc độ xử lý dữ liệu vượt trội hơn so với HDD.

  • IOPS (Input/ Output per Second): là tổng số lượng tác vụ Read hoặc Write được hoàn thành trong 1 giây của ổ cứng. Đối với các thiết bị lưu trữ đám mây, IOPS quyết định độ “nhạy” và độ “nhanh” của máy ảo. Chỉ số IOPS càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh, dẫn đến tác vụ sẽ được xử lý nhiều hơn. Từ đó, hiệu năng của các ứng dụng trên Cloud Server được nâng cao hơn.

Độ trễ mạng

Độ trễ mạng cho biết thời gian cần để truyền dữ liệu qua mạng. Mạng có thời gian phản hồi nhanh sẽ có độ trễ thấp. Khi ngày càng nhiều các ứng dụng và dịch vụ dựa trên nền tảng ĐTĐM để thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản, độ trễ mạng càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến thời gian người dùng cần để truy cập dịch vụ đám mây, dẫn đến hiệu suất chậm hơn, làm giảm trải nghiệm người dùng.

Băng thông

Với băng thông cao, dữ liệu được truyền giữa máy chủ đám mây và máy khách sẽ nhanh hơn, dẫn đến thời gian phản hồi nhanh, giảm độ trễ và từ đó hiệu suất cho hệ thống doanh nghiệp. Băng thông cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách và sức mạnh hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM.

Thay đổi quy mô

Các quy trình thay đổi quy mô trong hạ tầng đám mây cũng tác động đáng kể đến hiệu suất. Có hai dạng thay đổi quy mô

  • Theo chiều dọc: là quá trình thay đổi quy mô bằng các thêm các tài nguyên như CPU hoặc RAM. Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mạng, lưu trữ và khả năng tính toán của mình. Chia tỷ lệ theo chiều dọc thường chuyển thành hiệu suất tốt hơn.

  • Theo chiều ngang: trong đó bạn thêm nhiều nút hơn. Điều này có nghĩa là tăng số lượng máy chủ trong cấu hình hiện tại của doanh nghiệp.

Quản lý dữ liệu

Sự thành công của việc triển khai đám mây phụ thuộc nhiều vào việc thực hành các kỹ thuật quản lý năng lực và kỹ thuật hiệu suất toàn diện. Người dùng điện toán đám mây hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM có các công cụ giám sát hiện đại để đảm bảo rằng các chỉ số về hiệu suất có thể được thu thập, phân tích và đánh giá liên tục.

Tại sao lại ưu tiên hiệu suất khi dùng điện toán đám mây?Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trong ĐTĐM

Cloud server VNETWORK - Công nghệ Cloud hiệu suất vượt trội

Hiểu được tầm quan trọng của hiệu suất, VNETWORK đã phát triển và liên tục nâng cấp dịch vụ ĐTĐM Cloud Server - giải pháp tích hợp đầy đủ các yếu tố giúp nâng cao hiệu suất vượt trội cho doanh nghiệp:

  • Cấu hình máy chủ ảo: Cloud server được xây dựng dựa trên CSHT toàn diện của VNETWORK với 100% ổ cứng SSD tốc độ cao. Tốc độ Read 53,000 IOPS, tốc độ Write 17,900 IOPS, rút ngắn thời gian truy cập dữ liệu chỉ còn 0.1ms. Tăng tỉ lệ uptime lên đến 99,99%.

  • Độ trễ mạng: Hệ thống server được đặt tại nhiều Data Center chuẩn Tier III thuộc các nhà mạng lớn khắp Việt Nam như VNPT, Viettel IDC, FPT. Đảm bảo đường truyền mạng ổn định, có khả năng phục hồi cao, đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Băng thông: Cung cấp băng thông trong nước hơn 10Gbps và quốc tế hơn 3 Gbps, không giới hạn Data transfer, đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh chóng cho các dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Thay đổi quy mô: Sử dụng Cloud server của VNETWORK, doanh nghiệp có thể khởi tạo và nâng cấp quy mô nhanh chóng để tối ưu hiệu suất với sự hỗ trợ trực tiếp 24/7.

  • Quản lý và lưu trữ dữ liệu: VNETWORK đặc biệt trang bị phòng SOC, với hệ thống giám sát, theo dõi qua màn hình lớn 24/7, giúp phát hiện sự cố rò rỉ dữ liệu thông qua việc phân tích liên tục, ứng phó với các sự cố an ninh mạng kịp thời nhanh chóng và chính xác nhất cho khách hàng.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu giải pháp Cloud server của VNETWORK, liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về contact@vnetwork.vn hoặc sales@vnetwork.vn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sitemap HTML