Tìm hiểu về tấn công API
Tấn công API là gì ?
Tấn công API (Application Programming Interface) là quá trình thực hiện các hình thức tấn công khai thác những lỗ hổng trong giao diện lập trình ứng dụng (API) để đạt được quyền truy cập không được ủy quyền, thao túng dữ liệu, hoặc làm gián đoạn dịch vụ. Đây là một loại tấn công phổ biến trong môi trường phát triển ứng dụng web, với mục tiêu chủ yếu là lợi dụng các thiếu sót bảo mật trong việc triển khai, quản lý và bảo vệ API.
Các hình thức tấn công API
Tấn công Injection:
- SQL Injection: Cố gắng chèn câu lệnh SQL độc hại thông qua các tham số của API để thực hiện các truy vấn không hợp lệ và thu thập thông tin nhạy cảm từ cơ sở dữ liệu.
- XPath Injection: Tương tự như SQL Injection, nhưng thay vì tấn công vào cơ sở dữ liệu, tin tặc tìm cách can thiệp vào các truy vấn XPath được sử dụng trong API.
Tấn công Cross-Site Scripting (XSS):
Tấn công này thường xuyên xảy ra khi API trả về dữ liệu không được xử lý đúng cách, cho phép tin tặc chèn mã JavaScript độc hại vào các trang web hoặc ứng dụng khác.
Tấn công Man-in-the-Middle (MitM):
Tin tặc có thể theo dõi và sửa đổi dữ liệu truyền qua API giữa các bên để đánh cắp thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện tấn công khác.
Tấn công Cross-Site Request Forgery (CSRF):
Tin tặc cố gắng thực hiện các yêu cầu không được ủy quyền từ người sử dụng đã xác thực để thực hiện các hành động không mong muốn.
Truy cập trái phép:
Cố gắng truy cập vào các tài nguyên và chức năng không được phép thông qua API bằng cách thay đổi yêu cầu hoặc tìm ra các lỗ hổng xác thực.
Tấn công Denial of Service (DoS):
Tấn công nhằm làm ngừng hoạt động hoặc giảm hiệu suất của API bằng cách gửi lượng lớn yêu cầu không hợp lý hoặc tận dụng các lỗ hổng khác trong hệ thống.
Cấu hình bảo mật sai:
Tận dụng các cài đặt không đúng, lỗi cấu hình và quyền truy cập không an toàn trong API.
Tác động của việc bị tấn công API đối với doanh nghiệp
Rủi ro bảo mật:
Việc bị tấn công API có thể dẫn đến việc đánh cắp hoặc thay đổi các thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp, như thông tin khách hàng, thông tin tài chính, chiến lược kinh doanh, v.v. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh mà còn đe dọa nghiêm trọng đến quyền riêng tư và uy tín của doanh nghiệp.
Gián đoạn dịch vụ:
Việc bị tấn công API có thể làm cho các ứng dụng không thể hoạt động bình thường, chậm trễ, treo, hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, chức năng, nội dung,v.v của doanh nghiệp đến khách hàng và gây ra sự bất tiện, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng và hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Thất thoát tài chính:
Việc bị tấn công API có thể gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho doanh nghiệp, như mất doanh thu, mất khách hàng, mất thị phần, mất cơ hội kinh doanh, mất đầu tư, v.v. Thất thoát tài chính còn mang đến áp lực lớn lên nguồn lực tài chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh quan trọng khác.
Ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu:
Việc bị tấn công API có thể làm tổn hại đến hình ảnh, danh tiếng, uy tín, niềm tin, v.v của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác. Điều này có thể làm giảm giá trị thương hiệu và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thách thức trong việc bảo mật API trước các cuộc tấn công
Tích hợp nhiều ứng dụng dẫn đến việc sử dụng nhiều API, khiến bảo mật API trở thành một vấn đề cấp bách và phức tạp hơn cho doanh nghiệp.
Xác thực và ủy quyền:
Xác thực người dùng và quản lý quyền truy cập là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bảo mật API. Sự đồng nhất trong quá trình xác thực và việc quản lý phân quyền có thể trở thành thách thức do sự phức tạp của hệ thống và sự đa dạng của người dùng và vai trò.
Triển khai SSL/TLS encryption:
Chi phí liên quan đến việc mua chứng chỉ SSL và tài nguyên cần thiết để triển khai và duy trì kết nối SSL/TLS có thể là một gánh nặng đối với các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, việc cấu hình SSL/TLS không chính xác có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật và làm suy giảm tính an toàn của hệ thống.
Quản lý Session và Token:
Việc quản lý session không chặt chẽ hoặc lưu trữ khóa token không an toàn có thể dẫn đến các cuộc tấn công session hijacking, session fixation hoặc nguy cơ bị đánh cắp thông tin xác thực.
Quản lý phiên bản API:
Không có quyết định rõ ràng về khi nào cần nâng cấp phiên bản có thể tạo ra sự không nhất quán trong hệ thống. Từ đó có thể dẫn đến sự không tương thích và tạo ra các lỗ hổng bảo mật để các hacker lợi dụng khai thác.
Kiểm tra bảo mật định kỳ:
Việc không cập nhật công nghệ bảo mật định kỳ có thể làm giảm khả năng đối mặt với các mối đe dọa ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó việc không kiểm tra quyền truy cập của người dùng định kì còn có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật mới do thay đổi quyền truy cập của người dùng.
Các phương thức bảo mật API tối ưu cho doanh nghiệp
Quản lý xác thực và quyền truy cập chặt chẽ:
Sử Dụng MFA (Multi-Factor Authentication):
MFA là một lớp bảo mật phụ cực kỳ hiệu quả để bảo vệ tài khoản khỏi tấn công Brute Force. Nó yêu cầu người dùng xác thực qua ít nhất hai phương tiện xác thực khác nhau như mật khẩu, mã OTP, hoặc vân tay. Việc triển khai MFA cung cấp một tầng bảo mật bổ sung, giảm thiểu rủi ro do mật khẩu yếu hoặc bị đánh cắp.
Ứng dụng RBAC (Role-Based Access Control):
RBAC giúp tổ chức quản lý quyền truy cập một cách chặt chẽ bằng cách định rõ vai trò và quyền của từng người dùng. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ lạm dụng quyền, mà còn tăng tính linh hoạt và hiệu suất trong quản lý quyền truy cập.
Triển khai và duy trì SSL/TLS:
Tích Hợp Let's Encrypt hoặc SSL/TLS:
Sử dụng dịch vụ như Let's Encrypt cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí, giảm chi phí và tăng sẵn sàng triển khai HTTPS. Đồng thời, đảm bảo rằng cấu hình SSL/TLS đang được triển khai đúng cách để ngăn chặn các loại tấn công như Man-in-the-Middle.
Tối Ưu Hóa Hiệu Suất SSL/TLS:
Tối ưu hóa cấu hình SSL/TLS để giảm ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống. Sử dụng công nghệ như TLS 1.3, tận dụng cơ chế caching và sử dụng máy chủ hỗ trợ phần cứng để tăng cường hiệu suất mã hóa và giải mã.
Quản lý Session và Token an toàn:
Quản lý session và token an toàn đóng vai trò quan trọng trong bảo mật API, đặc biệt là khi sử dụng JSON Web Tokens (JWT). Đối với JWT, việc lựa chọn thuật toán ký và mã hóa quyết định tính an toàn của token. Sử dụng thuật toán và mã hóa mạnh mẽ như RSA với RS256 để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của thông tin trong token.
Ngoài ra, cần hạn chế thông tin trong token chỉ giữ lại những thông tin cần thiết để xác định danh tính và quyền của người dùng. Đặt thời gian sống ngắn và triển khai cơ chế làm mới an toàn để tránh tình trạng token được sử dụng lâu dài, giảm rủi ro lợi dụng.
Quản Lý Phiên Bản API:
Kiểm tra bảo mật định kỳ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính an toàn của hệ thống. Sử dụng công cụ kiểm tra bảo mật tự động để đánh giá hệ thống liên tục và phát hiện các lỗ hổng bảo mật. Đồng thời, thực hiện kiểm tra mã nguồn thường xuyên để phát hiện và khắc phục lỗ hổng mã nguồn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quản lý session và token. Kết hợp nhiều công cụ và phương pháp kiểm tra để đảm bảo tính chính xác và toàn diện trong quá trình kiểm tra bảo mật.
Điều này cũng bao gồm việc kiểm tra ứng dụng và hệ thống từ các thành phần như ứng dụng, cơ sở dữ liệu đến các API và dịch vụ bên ngoài. Kiểm tra mối quan hệ liên kết giữa các thành phần để đảm bảo không có lỗ hổng an ninh nào được tạo ra và không làm suy giảm tính bảo mật của hệ thống.
Cuối cùng, quá trình kiểm tra bảo mật cần phải được tích hợp ngay từ đầu trong quy trình phát triển phần mềm, áp dụng nguyên tắc của Security Development Lifecycle (SDLC). Điều này giúp đảm bảo rằng bảo mật không chỉ là một khía cạnh được thêm vào sau cùng mà còn là một phần quan trọng và tích cực trong quá trình phát triển.
VNIS - Nhà cung cấp giải pháp bảo mật API hàng đầu Châu Á
Với giải pháp bảo mật VNIS, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm trong việc hệ thống của mình sẽ được bảo vệ toàn diện và hiệu quả trước các cuộc tấn công API phức tạp và quy mô lớn như hiện nay mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.
Mô hình bảo mật toàn diện của VNIS
Nền tảng VNIS cam kết mang lại sự an tâm cho doanh nghiệp trong việc bảo vệ hệ thống trước mọi cuộc tấn công mạng, bao gồm:
- Ứng dụng AI và Bot mitigation: Cung cấp khả năng quản lý và phát hiện lưu lượng bot truy cập vào hệ thống, giúp ngăn chặn kịp thời các hành vi tấn công từ các bot độc hại.
- Giám sát toàn diện truy cập vào API: Bảng điều khiển tương tác giúp bạn kiểm soát số lần truy cập API bị chặn và đưa ra các quyết định bảo mật phù hợp.
- Linh hoạt tùy chỉnh quy tắc bảo mật: Tùy chỉnh quy tắc bảo mật theo nhu cầu doanh nghiệp để đảm bảo an toàn tối đa cho ứng dụng web và API.
- Kiểm soát truy cập chặt chẽ: Chặn mọi truy cập không hợp lệ vào ứng dụng web và API, chỉ những người được phép mới có thể truy xuất dữ liệu
- Khả năng ứng phó với tấn công DoS/DDoS mạnh mẽ: VNIS cam kết đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công Dos/DDoS lên đến hàng ngàn Tbps. Hệ thống CDN lớn mạnh với khả năng chịu tải lên đến 2.600 Tbps giúp đảm bảo tính sẵn sàng và ổn định trước mọi cuộc tấn công
- Hệ thống SOC giám sát liên tục 24/7: Hệ thống giám sát, phân tích, báo cáo liên tục, giúp doanh nghiệp ứng phó tấn công mạng hiệu quả
- Tích hợp các tính năng an toàn và linh hoạt: Đảm bảo cân bằng giữa hiệu suất và bảo mật cho hệ thống của doanh nghiệp với Cloud WAF, DDoS Protection, Bot Management,...
Lời kết
Trước bối cảnh ngày càng phức tạp của tình hình an ninh mạng hiện nay và sự đa dạng các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật, việc lựa chọn giải pháp bảo mật toàn diện và phù hợp là một chiến lược quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định thành công hay thất bại trong việc bảo mật hệ thống trước các cuộc tấn công mạng và đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.
Với sứ mệnh bảo vệ trang web, ứng dụng và API của khách hàng khỏi các mối đe dọa ngày càng phức tạp, nền tảng VNIS cung cấp giải pháp bảo mật toàn diện, bao gồm cả ngăn chặn tấn công ở tầng mạng và tầng ứng dụng. Giải pháp VNIS được VNETWORK thiết kế linh hoạt, có khả năng thích ứng với môi trường an ninh đang biến đổi không ngừng nhằm mang lại hiệu quả phòng chống và ứng phó cao nhất cho doanh nghiệp. Để được tư vấn và báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ với VNETWORK tại Hotline: +84 (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork.vn.