Quay lại

Báo cáo về OWASP Top 10 và cách loại bỏ lỗ hổng bảo mật

Cập Nhật Lần Cuối: 07/11/2023

Báo cáo về OWASP Top 10 và cách loại bỏ lỗ hổng bảo mật

Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu về OWASP Top 10 2021 thì đây là bài viết phù hợp. Từ thống kê mới nhất này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ và tránh việc bị tin tặc (hacker) lợi dụng tấn công nhằm chiếm quyền kiểm soát, đánh cắp dữ liệu quan trọng được lưu trữ trên hệ thống Web Server. Hãy cùng VNETWORK tìm hiểu về OWASP Top 10 2021 thông qua bài viết dưới đây.

OWASP Top 10 là gì?

OWASP (Open Web Application Security Project) - một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm nhiều chuyên gia bảo mật hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp các thông tin về các ứng dụng và rủi ro, đặt ra một cách trực tiếp, thực tế và khách quan nhất. Từ năm 2013 đến nay, cứ 4 năm 1 lần, OWASP lại công bố danh sách Top 10 các rủi ro bảo mật ứng dụng lớn nhất, gần đây nhất là OWASP Top 10.

OWASP Top 10 là một báo cáo được cập nhật thường xuyên về các nguy cơ bảo mật đối với ứng dụng web, tập trung vào 10 lỗ hổng quan trọng nhất. Báo cáo được tổng hợp bởi một nhóm các chuyên gia bảo mật đến từ khắp nơi trên thế giới.

OWASP Top 10 như một tài liệu nâng cao nhận thức tiêu chuẩn dành cho các nhà phát triển và bảo mật ứng dụng web. Họ khuyến nghị tất cả các công ty nên kết hợp báo cáo này vào các quy trình để giảm thiểu rủi ro bảo mật.

Theo chuyên gia từ OWASP chia sẻ: OWASP lấy dữ liệu từ các tổ chức đang thực hiện các cuộc kiểm tra an ninh mạng cho doanh nghiệp, các bên đang triển khai chương trình bug bounty và các tổ chức đóng góp dữ liệu thử nghiệm nội bộ. Một khi có dữ liệu, OWASP sẽ tiến hành phân tích cơ bản xem danh sách điểm yếu chung CWEs (Common Weakness Enumeration) dẫn đến rủi ro nào.

Phân tích 10 lỗ hổng bảo mật OWASP 2021

Thứ tự sắp xếp theo mức độ nguy hiểm của các lỗ hổng OWASP Top 10 đã có sự thay đổi đáng kể trong phiên bản năm 2021 này.

A01: Vào năm 2021, lỗi kiểm soát truy cập hỏng (Broken Access Control) đã di chuyển lên từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ nhất. Các lỗi này xảy ra vì thiếu các tính năng phát hiện lỗi tự động hoặc các hàm kiểm tra và đánh giá chưa hiệu quả do lỗi ở việc phân quyền trong hệ thống. Hacker có thể lợi dụng lỗi này để truy cập vào quyền người dùng để thêm, sửa, xóa các bản ghi.

A02: Lỗi mật mã (Cryptographic Failures), những lỗi mật mã gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi chúng là nguyên nhân của việc lộ các dữ liệu nhạy cảm quan trọng hoặc xâm phạm hệ thống.

A03: Lỗi chèn mã độc (Injection) sẽ lợi dụng lỗ hổng từ các câu lệnh truy vấn của ứng dụng. Hacker sẽ lợi dụng chèn một đoạn mã SQL để nắm quyền thực thi website và khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu (database) khi khách hàng nhập vào những biểu mẫu (form) trên trang web.

A04: Lỗi thiết kế không bảo mật (Insecure Design) là một trong những danh mục mới trong top 10 lỗ hổng OWASP 2021. Tin tặc lợi dụng khai thác các sai sót trong thiết kế website để tấn công người dùng.

A05: Lỗi cấu hình bảo mật sai (Security Misconfiguration) di chuyển tăng một bậc lên vị trí thứ 6 do nhà quản trị không cập nhật các cấu hình bảo mật mới được cập nhật mỗi ngày. Dẫn đến tình trạng cấu hình bảo mật được xây dựng không chắc chắn tại các tại cơ sở hạ tầng của website, nền tảng khung phần mềm (framework), máy chủ,…

A06: Là lỗi đến từ các thành phần bảo mật dễ bị tổn hại và lỗi thời (Vulnerable and Outdated Components)

A07: Lỗi xác nhận hổng (Broken Authentication) vào năm 2017 được thay thế bằng lỗi nhận dạng và xác thực (Identification and Authentication Failures). Đây là một danh mục không thể thiếu tại OWASP Top 10, bên cạnh đó các tiêu chuẩn hóa được cập nhật mới của framework giúp giảm thiểu lỗi này.

A08: Một danh mục mới được tạo ra cho OWASP Top 10 2021 chính là lỗi toàn vẹn dữ liệu và phần mềm (Software and Data Integrity Failures), tập trung vào việc đưa ra các giả định liên quan đến cập nhật phần mềm, dữ liệu quan trọng và đường ống CI/CD mà không xác minh tính toàn vẹn. Một trong những tác động có trọng số cao nhất từ dữ liệu hệ thống chấm điểm lỗ hổng phổ biến và hệ thống chấm điểm lỗ hổng chung (CVE/CVSS) được đánh điểm tới 10 CWEs trong danh mục này. A8:2017 - Hủy đăng ký không an toàn hiện là một phần của danh mục lớn hơn này.

A09: Lỗi theo dõi và ghi nhật ký bảo mật (Security Logging and Monitoring Failures) trước đây là lỗi A10:2017 (Insufficient Logging and Monitoring) được thêm vào từ cuộc khảo sát cộng đồng OWASP Top 10, tăng từ vị trí thứ 10 trước đó lên vị trí thứ 9. Danh mục này được mở rộng để bao gồm nhiều loại lỗi hơn, khó kiểm tra và không được trình bày rõ ràng trong dữ liệu CVE/CVSS. Tuy nhiên, các lỗi trong danh mục này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị và cảnh báo sự cố.

A10: Truy vấn yêu cầu phía máy chủ (Server-Side Request Forgery) được thêm vào từ cuộc khảo sát trong cộng đồng OWASP Top 10.

Cách VNIS loại bỏ hoàn toàn các lỗ hổng bảo mật trên website ngày nay

Để có thể bảo vệ website trước các lỗ hổng bảo mật OWASP Top 10 tham khảo các giải pháp của VNIS dưới đây.

Cloud WAF - một công nghệ toàn diện và hiệu quả, với khả năng quản lý CRS (Core Rule Set) phức tạp để bảo vệ website của bạn an toàn trước các cuộc tấn công vào Layer 7 (tầng ứng dụng). Cloud WAF đơn giản hóa quá trình sử dụng và quản lý trực quan, cho phép thao tác kiểm tra nhanh chóng chỉ với vài cú click chuột.

Thêm vào đó, VNIS đã tích hợp sẵn hơn 2.000 bộ quy tắc bảo mật ngay khi được kích hoạt dịch vụ, đồng thời luôn theo dõi, phân tích môi trường mạng và cập nhật cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa mới nhất, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công website, chấm dứt nỗi lo về các lỗ hổng bảo mật hàng đầu OWASP. Khi tên miền được thêm vào nền tảng VNIS, ngay lập tức website của bạn được bảo vệ, chống lại các cuộc tấn công vào tầng ứng dụng, nhắm vào các lỗ hổng như SQL Injection, XSS,… Cloud WAF phân tích tổng thể để xác định mọi yếu tố của các cuộc tấn công như: Xác định nguồn, hình thức tấn công và lưu lượng truy cập thông qua bảng điều khiển, giúp doanh nghiệp đảm bảo website luôn an toàn.

Ngoài ra, VNIS chống các cuộc tấn công lỗ hổng hiệu quả với mạng lưới Multi CDN kết nối với hầu hết các CDN hàng đầu thế giới, cung cấp khả năng chống DDoS trên nền tảng đám mây với sức mạnh chống lại bất kỳ cuộc tấn công DDoS nào ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Giải pháp này đảm bảo website luôn hoạt động với hiệu suất tốt nhất ngay cả khi đang bị tấn công. VNIS có khả năng loại bỏ DDoS tức thì nhờ sức mạnh chống DDoS cực lớn với tổng băng thông CDN lên đến 2600 Tbps. VNIS giúp ẩn IP máy chủ gốc của website, ngăn chặn tấn công DDoS của các hacker, kết hợp công nghệ AI tự động giám sát, phân tích và chặn các hành vi tấn công trái phép vào website, tự động bảo vệ 24/7.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan tới bảo mật website hoặc phòng chống tấn công lỗ hổng được liệt kê trong OWASP Top 10 2021, hãy liên hệ ngay hotline (028) 7306 8789 hoặc Contact@vnetwork hoặc email về sales@vnetwork.vn

Sitemap HTML