Quay lại

Bảo mật trong thương mại điện tử: Yếu tố giúp doanh nghiệp an tâm tăng trưởng

Cập Nhật Lần Cuối: 02/11/2024

Bảo mật trong thương mại điện tử: Yếu tố giúp doanh nghiệp an tâm tăng trưởng

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bảo mật an ninh mạng không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Dự kiến thiệt hại trên toàn cầu do tội phạm mạng gây ra sẽ vượt 20 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Xét riêng tại Việt Nam, năm 2023 đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng, gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP. Các doanh nghiệp thương mại điện tử trở thành mục tiêu hàng đầu, với 37% doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại châu Á - Thái Bình Dương thừa nhận vẫn chưa đầu tư cho bảo mật và làm gia tăng rủi ro trong đảm an toàn hệ thống. Những số liệu trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào an ninh mạng để bảo vệ thông tin khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử đang ngày càng cấp bách.

Top 10 rủi ro bảo mật phổ biến trong thương mại điện tử

Các trang web thương mại điện tử là mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng do xử lý dữ liệu nhạy cảm của khách hàng và thông tin thanh toán. Hiểu rõ các mối đe dọa phổ biến này là bước đầu tiên để bảo vệ cửa hàng trực tuyến.

1. Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)

Tin tặc tận dụng mạng lưới botnet để tạo ra tấn công DDoS với hàng triệu yêu cầu truy cập ảo, khiến máy chủ của trang thương mại điện tử bị quá tải và không thể xử lý kịp. Điều này dẫn đến tình trạng trang web bị chậm hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn, gây gián đoạn trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Điển hình vào các sự kiện “giờ vàng” như Black Friday, khi lượng truy cập tăng đột biến, một cuộc tấn công DDoS có thể làm tê liệt trang web bán hàng, khiến khách hàng không thể thực hiện giao dịch và gây ra thiệt hại lớn về doanh thu, uy tín và niềm tin của khách hàng.

Tham khảo: Các loại tấn công DDoS và cách phòng chống DDoS tối ưu

2. Tấn công SQL Injection

SQL Injection là một trong những chiêu thức tấn công nguy hiểm nhất, khi tin tặc chèn mã độc vào các trường đầu vào trên trang web thương mại điện tử như biểu mẫu tìm kiếm, đăng ký hoặc thanh toán. Chỉ cần một lỗ hổng nhỏ, kẻ tấn công có thể lợi dụng để xâm nhập vào phần quản lý 'khuyến mãi' trên trang thanh toán, từ đó truy xuất hoặc thay đổi dữ liệu nhạy cảm như thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ giao hàng hay lịch sử mua sắm. Điều này không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn đe dọa đến uy tín và niềm tin của khách hàng. Do đó, triển khai các giải pháp phòng chống SQL Injection hiệu quả là rất cần thiết để bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro an ninh mạng.

3. Tấn công Cross-Site Scripting (XSS)

Tin tặc có thể lợi dụng các phần tương tác trên trang thương mại điện tử, như đánh giá sản phẩm, bình luận, hay form liên hệ, để chèn mã JavaScript độc hại. Khi người dùng tương tác với những phần này, mã độc sẽ ngay lập tức được kích hoạt, đánh cắp phiên truy cập hoặc thậm chí chuyển hướng họ đến các trang web giả mạo. Chẳng hạn, kẻ tấn công có thể chèn mã XSS vào phần bình luận sản phẩm, từ đó chiếm đoạt phiên truy cập của người dùng và truy cập trái phép vào tài khoản của họ.

4. Tấn công Brute Force

Tin tặc triển khai các công cụ tự động mạnh mẽ để thực hiện hàng triệu lần thử đăng nhập bằng các tổ hợp tên người dùng và mật khẩu khác nhau trên trang đăng nhập của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các cuộc tấn công này thường nhắm vào các tài khoản quản trị, tài khoản người dùng có lịch sử mua hàng nhiều, hoặc các tài khoản quản lý có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, một cuộc tấn công có thể nhắm đến tài khoản quản lý kho hàng của trang thương mại điện tử. Kẻ tấn công sẽ liên tục thử các mật khẩu khác nhau cho đến khi chiếm được quyền truy cập, từ đó kiểm soát kho hàng, thay đổi thông tin sản phẩm, hoặc thậm chí vô hiệu hóa hệ thống quản lý tồn kho, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và vận hành cho doanh nghiệp.

5. Tấn công Account Takeover

Tin tặc thực hiện tấn công chiếm đoạt tài khoản (Account Takeover - ATO) bằng cách sử dụng thông tin đăng nhập bị đánh cắp hoặc rò rỉ từ các cuộc tấn công trước đó. Những thông tin này thường được thu thập từ các vụ vi phạm dữ liệu lớn hoặc thông qua các cuộc tấn công lừa đảo (phishing). Sau khi sở hữu thông tin đăng nhập, tin tặc tiến hành thử đăng nhập vào tài khoản người dùng trên trang thương mại điện tử, khai thác các lỗ hổng bảo mật để vượt qua các lớp xác thực đơn giản.

Một khi đã truy cập thành công, chúng có thể thực hiện hàng loạt hành vi như mua sắm trái phép, thay đổi thông tin tài khoản (bao gồm mật khẩu và địa chỉ giao hàng), hoặc lấy cắp dữ liệu thanh toán được lưu trong tài khoản.

6. Tấn công Bot, Scraping

Tấn công bot, scaping là một mối đe dọa phức tạp trong thương mại điện tử, khi tin tặc sử dụng các bot tự động để thực hiện nhiều hoạt động có hại như thu thập dữ liệu, khai thác thông tin đăng nhập, hoặc thao túng thông tin hàng tồn kho. Ví dụ một trang thương mại điện tử có thể bị bot “scrape” dữ liệu sản phẩm để đối thủ cạnh tranh nắm bắt giá bán và chiến lược.

7. Tấn công lừa đảo (Phishing)

Lừa đảo (phishing) là một trong những mối đe dọa hàng đầu trong an ninh mạng, đặc biệt nghiêm trọng với thương mại điện tử. Tin tặc thường tạo ra các email, tin nhắn SMS hoặc trang web giả mạo giống hệt các nền tảng mua sắm uy tín, yêu cầu người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, mật khẩu hoặc thông tin cá nhân để “xác nhận tài khoản” hoặc “xác nhận đơn hàng”.

Một biến thể nguy hiểm hơn là spear phishing, nhắm vào các cá nhân có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, sử dụng thông tin cá nhân hóa để tấn công hệ thống nhạy cảm. Những cuộc tấn công này không chỉ gây rò rỉ dữ liệu mà còn có thể làm suy giảm nghiêm trọng uy tín và tài chính của doanh nghiệp. Điều này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và giáo dục người dùng để nhận diện các mối nguy lừa đảo ngày càng tinh vi này.

8. Phần mềm độc hại và mã độc tống tiền (Malware & Ransomware)

Tin tặc thường gửi các tệp đính kèm độc hại qua email hoặc tạo ra các quảng cáo lừa đảo trên trang web thương mại điện tử. Khi người dùng tải xuống hoặc nhấp vào các tệp này, phần mềm độc hại sẽ xâm nhập vào hệ thống. Đối với mã độc tống tiền, tin tặc mã hóa dữ liệu của trang web, ngăn chặn quyền truy cập vào thông tin kinh doanh quan trọng như đơn hàng, thông tin khách hàng hoặc hồ sơ thanh toán. Chúng yêu cầu một khoản tiền chuộc để mở khóa, nhưng không có gì đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được khôi phục. Xem thêm:

9. Tấn công e-skimming (Magecart)

E-skimming, hay còn gọi là Magecart Attack, là một hình thức tấn công mạng tinh vi nhắm vào các trang web thương mại điện tử, trong đó tin tặc bí mật chèn mã độc vào quy trình thanh toán để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và dữ liệu cá nhân của khách hàng. Một ví dụ điển hình là việc khai thác lỗ hổng trong phần mềm POS (Point of Sale), cho phép tin tặc thu thập dữ liệu thẻ tín dụng mà không dễ bị phát hiện.

10. Gian lận thẻ không có mặt (Card-Not-Present - CNP)

Gian lận thẻ không hiện diện (Card-Not-Present - CNP) là một hình thức gian lận trực tuyến phổ biến, trong đó tin tặc sử dụng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp để thực hiện giao dịch mà không cần đến thẻ vật lý. Hình thức tấn công này đặc biệt nguy hiểm trong thương mại điện tử, nơi tin tặc có thể dễ dàng khai thác các trang web không được bảo vệ chặt chẽ hoặc thiếu các biện pháp xác thực nâng cao.

Ví dụ, kẻ tấn công có thể sử dụng số thẻ tín dụng bị đánh cắp để mua hàng trên một trang web không có xác thực 3D Secure. Trong trường hợp này, giao dịch sẽ được phê duyệt mà không có yêu cầu về mã OTP hoặc xác thực thêm, tạo điều kiện cho tin tặc dễ dàng hoàn tất giao dịch.

Hậu quả mất an ninh mạng đối với doanh nghiệp thương mại điện tử

Các cuộc tấn công mạng đang trở thành cơn ác mộng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn giáng một đòn nặng nề vào uy tín và niềm tin của khách hàng. Đặc biệt, thương mại điện tử là mục tiêu hàng đầu, khi tin tặc dễ dàng khai thác dữ liệu thanh toán và cá nhân của người dùng, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, và thậm chí khiến doanh nghiệp mất quyền kiểm soát hệ thống.

Các cuộc tấn công như chiếm đoạt tài khoản, mã độc tống tiền, hay gian lận thanh toán không chỉ dẫn đến mất mát doanh thu mà còn kéo theo các vấn đề pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược phát triển bền vững. Vậy nên, đầu tư vào bảo mật không còn là một tùy chọn, mà là điều kiện tiên quyết để bảo vệ dữ liệu và duy trì sự tin cậy của khách hàng trong thị trường trực tuyến đầy biến động.

VNIS - Giải pháp bảo mật toàn diện trong thương mại điện tử

Chống tấn công DDoS

VNIS (VNETWORK Internet Security) là giải pháp bảo mật toàn diện do VNETWORK phát triển, nổi bật với khả năng khả năng chặn đứng các cuộc tấn công DDoS với quy mô lên đến hàng Tbps. Với việc tích hợp các CDN (Multi-CDN) hàng đầu trên thế giới trên 1 nền tảng duy nhất, giúp VNIS có năng lực hệ thống lớn mạnh và khả năng mở rộng linh hoạt. Hạ tầng rộng khắp hơn hơn 2.300 PoPs (điểm kết nối) CDN trên toàn cầu, tăng độ chịu tải đạt hơn 2.600 Tbps, băng thông uplink trong nước lên đến 10 Tbps, khả năng chịu tải hơn 8.000.000 CCU (người dùng truy cập đồng thời) và xử lý hơn 9 tỷ request mỗi ngày.

Năng lực hệ thống VNIS lớn mạnh nhờ cơ chế chạy trên Multi-CDN, giúp tránh rủi ro downtime của hạ tầng và đảm bảo lên đến 99,99% website “always online” ngay cả khi lượng truy cập tăng đột biến hoặc tấn công quy mô lớn, với cam kết SLA.

Chống tấn công khai thác lỗ hổng (SQL, XSS)

Trước các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng, VNIS hoạt động như một "lá chắn thép" giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa những tác động tiêu cực lên hệ thống thông tin. Nền tảng này có thể tự động phát hiện và ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong danh sách OWASP Top 10, chẳng hạn như Broken Access Control, SQL Injection, Cryptographic Failures.

Bên cạnh đó, với hơn 2,000 bộ quy tắc bảo mật và khả năng quản lý CRS (Core Rule Set), VNIS bảo vệ website khỏi nguy cơ bị tấn công và khai thác dữ liệu trái phép. Các quy tắc bảo mật này được cập nhật định kỳ mỗi tháng, cùng với đó là giao diện trực quan, dễ sử dụng cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu bảo mật đặc thù.

top-10-owasp-2021.png 10 rủi ro bảo mật ứng dụng web hàng đầu theo OWASP

Ngoài ra, VNIS cung cấp khả năng giám sát hoạt động khai thác lỗ hổng trong thời gian thực, giúp doanh nghiệp xác định chính xác các URL bị khai thác hoặc chiếm quyền kiểm soát, từ đó chủ động vá lỗ hổng và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm ẩn.

Chống tấn công Brute Force và Account Takeover

Tính năng Account Takeover Prevention (ATP) được tích hợp trên VNIS với khả năng phát hiện và ngăn chặn các hình thức online fraud attacks tinh vi như tấn công brute force, credential stuffing attacks, và các hình thức anomalous login. Có vai trò rà soát và xử lý các truy cập khả nghi thông qua các tài khoản bị đánh cắp, giúp tăng khả năng ngăn chặn các hình thức tấn công online fraud vào hệ thống server của doanh nghiệp.

Khi sử dụng WAF trên nền tảng VNIS, khách hàng có thể tự tạo rule ATP theo các tùy chọn khác nhau theo nhu cầu hoặc kết hợp tất cả status code, body và header cho hệ thống website hoặc ứng dụng của mình để phát hiện các hình thức tấn công chiếm đoạt tài khoản để đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Giao diện tính năng Account Takeover Prevention Bảng cấu hình tính năng ATP

Chống Bot, Scraping

Bot Management trong giải pháp VNIS là một tính năng nổi bật, giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát lượng truy cập không mong muốn hoặc độc hại từ bot đến website của mình. VNIS có bộ danh sách các loại bot tốt/xấu được định nghĩa sẵn giúp khách hàng thuận tiện cấu hình.

Với thiết kế giao diện trực quan, tính năng này có thể được bật/tắt dễ dàng và tùy chỉnh theo nhu cầu bảo mật cụ thể của từng doanh nghiệp. Tính năng này cho phép doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh ba cấu hình chính: Security Level, Challenge Passage và Challenge Mode. Nhờ vào Bot Management, doanh nghiệp có thể duy trì sự an toàn của hệ thống mà vẫn đảm bảo trải nghiệm liền mạch cho người dùng thật.

feature-flexibly.webp Bật/tắt tính năng một cách linh hoạt

Bên cạnh đó VNIS còn chống các tấn công scraping, loại bỏ hoàn toàn rủi ro về việc crawl dữ liệu trái phép, giúp doanh nghiệp an tâm kinh doanh trên nền tảng số.

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, giải pháp bảo mật toàn diện là chìa khóa để doanh nghiệp không chỉ bảo vệ dữ liệu mà còn duy trì niềm tin của khách hàng. VNIS là lựa chọn tối ưu, giúp phòng ngừa hiệu quả các mối đe dọa từ DDoS, khai thác lỗ hổng, chiếm đoạt tài khoản, đến quản lý bot độc hại... Với khả năng bảo mật mạnh mẽ và trải nghiệm mượt mà, VNIS đảm bảo doanh nghiệp không chỉ an tâm vận hành mà còn sẵn sàng bứt phá tăng trưởng trong môi trường số đầy cạnh tranh. Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về contact@vnetwork.vn.

Sitemap HTML