Nhu cầu phục hồi nền kinh tế số sau đại dịch
Theo công bố của A10 Networks (một công ty đại chúng của Hoa Kỳ chuyên sản xuất bộ điều khiển phân phối ứng dụng) về những thách thức và ưu tiên của các tổ chức doanh nghiệp trong thời kỳ hậu COVID-19, có tới 95% trong số 225 tổ chức cho thấy mức độ quan tâm. cho tất cả các vấn đề liên quan đến khả năng phục hồi kỹ thuật số. Theo đó, mức độ quan tâm cao nhất xoay quanh việc tối ưu hóa các công cụ bảo mật, nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh và mang lại trải nghiệm người dùng vượt trội, khi khách hàng truy cập vào hệ sinh thái của doanh nghiệp mà không bị chậm trễ. cách dễ dàng và an toàn. Hơn nữa, các tổ chức cũng quan tâm đến khả năng nội tại của họ trong việc cung cấp dịch vụ IPv4 (phiên bản giao thức Internet thứ 4) và chuyển sang IPv6 (phiên bản giao thức Internet thứ 6). Thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa bảo mật và hiệu quả.
Tổ chức nghiên cứu độc lập Opinion Matters tổng hợp loạt báo cáo về Quan điểm Doanh nghiệp 2022 dựa trên ý kiến của 2.425 chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực bảo mật và ứng dụng từ mười khu vực địa lý: Anh, Đức, Nam u (Ý và Pháp), Benelux, Đông u, Bắc u, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương cũng cho thấy, lưu lượng truy cập mạng tăng mạnh đã làm gia tăng những thách thức về vấn đề bảo vệ an ninh mạng, với 81% tổ chức kinh doanh ở Châu Á Thái Bình Dương báo cáo lưu lượng truy cập vào website của họ tăng trong 12 tháng qua. Thống kê cho thấy con số này trung bình tăng khoảng 39% và toàn cầu là 47%.
Rủi ro tiềm ẩn trước các cuộc khủng bố mạng mới
Bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng đều có hàng trăm ngàn những dữ liệu tối mật hàng năm và họ cũng chưa có gì đảm bảo là không bao giờ bị các tin tặc (hacker) tấn công. Vẫn còn quá nhiều doanh nghiệp còn bị thụ động trong việc tiếp cận với công nghệ bảo mật thông tin. Thống kê từ cuộc khảo sát “An toàn Thông tin Toàn cầu của EY 2019-2020” với sự tham gia của 1.300 nhà lãnh đạo cho thấy có đến 65% doanh nghiệp chỉ thực sự quan tâm, xem xét vấn đề về bảo vệ an ninh mạng khi đã quá muộn với hậu quả thiệt hại nặng nề.
Thực trạng dễ thấy nhất là khi các doanh nghiệp chỉ trang bị thêm các công cụ sơ sài xung quanh hệ thống hiện có thay vì xây dựng giải pháp bảo mật thông tin thích hợp cho sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tính toán trước rủi ro và giải pháp dự phòng để khắc phục hậu quả. Số lượng tội phạm mạng tăng cao, mức độ tinh vi, phá hoại ngày một nâng cấp. Thời gian hoạt động của nhóm tội phạm này lại trái ngược hoàn toàn với giờ làm việc hành chính. Điều này khiến cho nhân viên an ninh khó lòng khắc phục được sự cố ngay lập tức.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số diễn ra dẫn đến các dữ liệu giấy tờ truyền thống sẽ được số hóa. Điều này khiến cho các hacker có cơ hội hoạt động mạnh mẽ hơn nhằm khai thác các lỗ hổng bảo mật của doanh nghiệp để đánh cắp thông tin. Do đó, các doanh nghiệp khi chuyển đổi số sẽ phải chuyển đổi về phương thức để bảo vệ dữ liệu của mình. Mọi con đường doanh nghiệp trải qua nếu không có sự bảo mật từ hệ thống hay các giải pháp bảo vệ an ninh mạng thì điều gì cũng có thể xảy ra cả, chẳng hạn như: Hacker chèn mã độc lấy mất toàn bộ dữ liệu rồi tống tiền hay tấn công DDoS khiến website không truy cập được, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị cần thiết trước các cuộc tấn công an ninh mạng, điều này có sẵn trong bất kỳ bộ luật an ninh mạng nào trên thế giới.
Công nghệ an ninh mạng tiên tiến cho thời đại mới
Bảo vệ an ninh mạng là vấn đề vô cùng quan trọng trong thời kỳ công nghệ số, đặc biệt đối với Web/App của doanh nghiệp. Cùng tham khảo một số dịch vụ bảo mật Web/App tốt nhất hiện nay giúp doanh nghiệp có thể sử dụng để tăng hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sự tương tác của khách hàng với các nền tảng số của doanh nghiệp.
VNIS (VNETWORK Internet Security) - một nền tảng bảo mật website toàn diện được chạy trên nền tảng Multi-CDN và Cloud WAF ứng dụng công nghệ AI Loadbalancing giúp chống lại các cuộc tấn công DDoS lớn và bảo mật website layer 3, 4, 7, đã triển khai thành công cho nhiều đơn vị trong và ngoài nước.
Tường lửa ứng dụng web Cloud WAF (Web Application Firewall)
Tưởng lửa của VNIS sở hữu mạng lưới Cloud WAF tại nhiều quốc gia có khả năng chống lại các cuộc tấn công quy mô lớn vào Layer 7 (tầng ứng dụng), VNIS sẽ giúp giải quyết nỗi lo về các lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp. Khi tường lửa WAF của VNIS được tích hợp sẽ tạo ra một lớp bảo mật vững chắc và bảo vệ tất cả các lỗ hổng trên Web/App của doanh nghiệp, giúp ngăn chặn hacker thâm nhập vào hệ thống với nhiều mục đích xấu khác nhau.
Mạng lưới Multi CDN (Multi Content Delivery Network) trên toàn thế giới
Mạng lưới phân phối nội dung (CDN) của VNIS với hơn 2,300 PoPs trên toàn cầu, chịu tải lên tới 2,600 Tbps. VNIS tổng hợp sức mạnh từ các nhà cung cấp CDN hàng đầu trên toàn cầu tạo thành mạng lưới Multi CDN lớn mạnh. Điều này giúp doanh nghiệp khắc phục tất cả những vấn đề về truyền tải, giúp nâng cao hiệu suất website, đảm bảo được tính xuyên suốt và linh hoạt, cũng như giúp doanh nghiệp đưa ra những phương pháp dự phòng cho mọi trường hợp phát sinh.
Phòng SOC (Security Operation Center)
Hệ thống hỗ trợ 24/7 nhằm giám sát hoạt động của website, phân tích các mối đe dọa tấn công vào Layer 3, Layer 4, Layer 7.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu trải nghiệm giải pháp bảo mật VNIS của VNETWORK, liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork.vn hoặc email về sales@vnetwork.vn.