Lỗ hổng bảo mật website là gì?
Lỗ hổng bảo mật của website là những điểm yếu được tìm thấy trong các thành phần phần mềm và phần cứng, cho phép kẻ tấn công (hacker) khai thác và có tác động tiêu cực đến tính bảo mật, tính khả dụng, gây tổn hại đến các thuộc tính an ninh của website đó.
Một website thiếu tính bảo mật có thể sẽ gây ra những hậu quả xấu như:
-
Website bị sập, không hoạt động ổn định.
-
Hacker chiếm quyền kiểm soát, rò rỉ thông tin khách hàng.
-
Giảm uy tín và sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp.
-
Ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.
-
Bị Google đưa vào blacklist.
Dựa trên mức độ an ninh có thể chia ra ba cấp độ của lỗ hổng bảo mật, xếp từ thấp tới cao như sau:
-
Lỗ hổng loại C: Cho phép thực hiện tấn công kiểu DDoS (Denial of Services – từ chối dịch vụ) ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, làm ngưng trệ, gián đoạn hệ thống, nhưng không phá hỏng dữ liệu hoặc đạt được quyền truy cập vào hệ thống.
-
Lỗ hổng loại B: Lỗ hổng cho phép người sử dụng có thêm các quyền truy cập vào hệ thống mà không cần kiểm tra tính hợp lệ dẫn đến để lộ thông tin.
-
Lỗ hổng loại A: Cho phép người ngoài có thể truy cập bất hợp pháp vào hệ thống và có thể phá hủy toàn bộ hệ thống.
Một số lỗ hổng bảo mật của website phổ biến dựa trên OWASP
OWASP (The Open Web Application Security Project) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên về bảo mật ứng dụng web, giúp các chuyên gia kiểm tra tính bảo mật cho website một cách chi tiết và hiệu quả.
Các lỗ hổng bảo mật mà doanh nghiệp cần phải quan tâm khi thiết lập và sử dụng website có thể kể đến như:
XSS (Cross Site Scripting)
Thông qua lỗ hổng XSS, kẻ tấn công (hacker) có thể chiếm quyền điều khiển, gỡ bỏ trang web và đánh cắp thông tin của người dùng. Dạng tấn công này thường dựa vào trình duyệt, chúng có thể chèn mã JavaScript vào các trang web có lỗi XSS. Khi người dùng truy cập vào những trang web này, mã script của hacker ngay lập tức sẽ lưu lại thông tin người dùng.
Giải pháp ngăn chặn lỗ hổng:
Để khắc phục lỗi này và bảo mật cho website, biện pháp hiệu quả nhất là kiểm tra kỹ dữ liệu nhập vào từ người dùng, chặn những từ khóa nguy hiểm và chỉ chấp nhận dữ liệu hợp lệ. Một trong những cách khác hay được sử dụng mà không cần kiểm soát đầu vào từ người dùng là mã hoá các kí tự đặc biệt trước khi thiết lập website, nhất là những gì có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để phòng chống lỗ hổng XSS tốt nhất là theo nguyên tắc FIEO (Filter Input, Escape Output).
SQL Injection (Lỗi chèn mã độc)
Tin tặc có thể lợi dụng điểm yếu của các truy vấn đầu vào bên trong ứng dụng để chèn thêm dữ liệu không an toàn. Hậu quả, máy chủ có thể bị tấn công bởi một số dạng như: SQL Injection, Xpath Injection, XML Injection, Buffer overflow, LDAP lookups,…
Khi bị tấn công, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp sẽ bị tin tặc truy cập một cách trái phép. Tin tặc có thể sửa đổi, xóa bỏ thông tin hoặc thậm chí lợi dụng để tống tiền. SQL Injection là hình thức tấn công phổ biến nhất đối với ứng dụng web.
Cách thức ngăn chặn lỗ hổng Injection:
Để có thể chống lại lỗ hổng này, bạn chỉ cần xem mình đã lọc đầu vào đúng cách hay chưa. Hoặc cân nhắc xem đầu vào có đáng tin cậy hay không. Về cơ bản thì toàn bộ các đầu vào đều phải được lọc và kiểm tra trước trừ trường hợp nó chắc chắn đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc cẩn thận kiểm tra toàn bộ đầu vào luôn là điều cần thiết.
Hơn nữa, việc lọc dữ liệu khá khó khăn, vì vậy bạn cần phải sử dụng các chức năng lọc sẵn có trong framework của mình. Những tính năng này đã được chứng minh sẽ được kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Người dùng cần cân nhắc sử dụng các framework bởi đây là trong những cách hiệu quả để bảo vệ server của bạn.
Security Misconfiguration (Lỗi cấu hình sai)
Lỗi cấu hình sai tạo cơ hội cho những kẻ tấn công dễ dàng vào trang web của bạn, khiến nó trở thành một trong những lỗ hổng ứng dụng web nghiêm trọng nhất mà bạn cần phải ngăn chặn.
Các trang chưa được sử dụng, các lỗ hổng chưa được vá, các tệp và thư mục không được bảo vệ cũng như các cấu hình mặc định. Đây là một số lỗi cấu hình sai mà kẻ tấn công có thể tận dụng để truy cập vào website trái phép. Nếu những kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng ứng dụng web này, chúng có thể truy cập thông tin nhạy cảm để kiểm soát tài khoản người dùng và quản trị viên.
Để ngăn chặn lỗ hổng này, bạn cần:
-
Xây dựng một quy trình tạo và triển khai web hoàn chỉnh. Cần phải kiểm tra chính xác tình trạng bảo mật của máy chủ trước khi triển khai.
-
Cân nhắc tính an toàn và phù hợp của các phần mềm trước khi tích hợp thêm vào web.
Để hiểu thêm về các lỗ hổng bảo mật website thường gặp, tham khảo tại đây
Công cụ quét lỗ hổng bảo mật
Lỗ hổng bảo mật website luôn tiềm ẩn các mối đe dọa nguy hiểm cho doanh nghiệp. Đó là lý do doanh nghiệp cần sở hữu một công cụ rà quét lỗ hổng để phát hiện và cảnh báo các nguy cơ bảo mật xung quanh. Dưới đây là một số công cụ rà quét lỗ hổng bảo mật tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay.
SQLMap
SQLMap là công cụ rà lỗ hổng trong cơ sở dữ liệu SQL. Đây là một công cụ mã nguồn mở, tự động hóa quy trình phát hiện và khai thác lỗ hổng SQL. Với tính năng vượt trội của mình, SQLMap thường được giới bảo mật và giới hacker sử dụng.
Metasploit Framework
Metasploit Framework là môi trường dùng để kiểm tra điểm yếu của các server. Ban đầu công cụ này được xây dựng từ ngôn ngữ hướng đối tượng Perl với những component được viết bằng C và Python. Sau này, Metasploit được viết lại bằng Ruby. Metasploit Framework có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS.
Burp Suite
Burp Suite là một công cụ được tích hợp nhiều tính năng phục vụ kiểm tra tính bảo mật của ứng dụng web. Các tính năng này sẽ phục vụ việc kiểm tra bảo mật những thành phần khác nhau có trong ứng dụng web hiện đại ngày nay.
Burp Suite giúp người dùng đánh giá các tiêu chí bảo mật website như: Tiến hành kiểm tra cơ chế xác thực, kiểm tra các vấn đề về phiên bản người dùng hay liệt kê cũng như đánh giá các tham số đầu vào của ứng dụng web.
Acunetix Web Vulnerability Scanner (WVS)
Công cụ này kiểm tra được tất cả các lỗ hổng web, bao gồm SQL Injection, Cross Site Scripting và nhiều lỗ hổng khác. Acunetix sử dụng kỹ thuật phân tích động với hướng tiếp cận dựa trên phỏng đoán nhờ sử dụng thuật toán Fuzzing. Ban đầu Module Crawler phân tích toàn bộ trang web bằng cách làm theo tất cả các liên kết của trang web đó. Tiếp theo, WVS sẽ vạch ra cấu trúc của trang web và hiển thị thông tin chi tiết về mỗi tập tin. Sau quá trình thu thập thông tin, WVS tự động hiển thị các lỗ hổng có thể bị tấn công trên mỗi website được tìm thấy. Khi các lỗ hổng được tìm thấy, Acunetix WVS sẽ báo cáo về lỗ hổng này.
Giải pháp chống tấn công lỗ hổng của website
VNIS (VNETWORK Internet Security) là một nền tảng cung cấp các giải pháp bảo mật và tăng tốc độ truyền tải website, được đánh giá cao về tính toàn diện và hiệu quả. VNIS kết hợp sức mạnh của tường lửa Web Application Firewall cùng hệ thống Multi CDN và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, tạo nên giải pháp bảo vệ website một cách toàn diện trên nền tảng đám mây. Giải pháp này giúp ngăn chặn triệt để các cuộc tấn công vào lỗ hổng bảo mật website, các cuộc tấn công DDoS, Botnet, Crawler và các mối nguy hại tiềm ẩn khác từ bên ngoài.
Thiết lập bảo mật chi tiết: VNIS giúp tùy chỉnh các thiết lập về cấu hình whitelist, blacklist, xác định vị trí người dùng, tùy chỉnh rule cho các lỗ hổng như XSS (Cross Site Scripting), SQL injection và các quy tắc bảo mật khác.
Khả năng chống DDoS mạnh mẽ: Kết hợp hệ thống Multi CDN trên toàn cầu để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS, đảm bảo lớp 3, 4 và 7 (lớp ứng dụng web) luôn luôn được bảo vệ.
Luôn tự động bảo vệ: Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI dựa trên hệ thống RUM (Real User Monitoring) sẽ tự động thay đổi địa chỉ IP khi phát hiện bất kỳ hình thức tấn công nào.
Để giải đáp các thắc mắc liên quan tới bảo mật website hoặc phòng chống tấn công lỗ hổng cho Web/App, hãy liên hệ ngay hotline (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork.vn hoặc email về sales@vnetwork.vn.