Quay lại

Ngăn chặn tấn công hiệu quả hơn với firewall chống DDoS

Cập Nhật Lần Cuối: 20/10/2023

Ngăn chặn tấn công hiệu quả hơn với firewall chống DDoS

Hiện nay, các cuộc tấn công DDoS diễn ra hàng ngày trên internet. Các hệ thống CNTT của các tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có nguy cơ bị tấn công. Hơn nữa, các cuộc tấn công DDoS còn được tin tặc dùng để đánh lạc hướng chuyên gia an ninh mạng nhằm tiến hành những chiến dịch tấn công xâm nhập, đánh cắp dữ liệu… gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và uy tín thương hiệu.

Vì lý do đó, các doanh nghiệp, tổ chức luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp firewall chống DDoS hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro an ninh mạng.

Tấn công DDoS là gì?

DDoS (Distributed Denial of Service), nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Đây là một dạng tấn công nhằm mục đích làm cạn kiệt tài nguyên của hệ thống máy chủ và làm quá tải lưu lượng băng thông Internet. Từ đó, khiến cho truy cập từ người dùng đến máy chủ bị gián đoạn, website hoặc thậm chí là cả một hệ thống mạng nội bộ ngưng hoạt động (downtime) trong một khoảng thời gian.

Tấn công DDoS gây ra hậu quả như thế nào?

Khi bị tấn công DDoS, hệ thống máy chủ, website bị sập khiến người dùng không truy cập được. Do đó, doanh nghiệp sẽ bị mất doanh thu, thậm chí còn phải mất thêm chi phí để khắc phục sự cố.

Khi website bị ngưng hoạt động, tất cả những công việc yêu cầu mạng đều không thể thực hiện, làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu suất của công việc toàn bộ hệ thống.

Nếu người dùng truy cập website khi downtime sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Trường hợp nếu website bị sập trong thời gian dài thì có thể người dùng sẽ bỏ đi, lựa chọn dịch vụ của đối thủ.

Thậm chí, đối với những cuộc tấn công DDoS kỹ thuật cao có thể đánh cắp dữ liệu khách hàng, rò rỉ thông tin quan trọng của doanh nghiệp.

Ngăn chặn tấn công hiệu quả hơn với firewall chống DDoS

Các cách chống DDoS hiệu quả nhất

Tường lửa chống DDoS (Firewall chống DDoS)

Như đã đề cập, các cuộc tấn công DDoS cố gắng làm sập máy chủ gốc bằng cách làm ngập tràn nó với một lượng lớn request bất hợp pháp. Việc ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS của tường lửa truyền thống khó đạt được hiệu quả.

Tường lửa ứng dụng web (WAF) có thể hoạt động như một tường lửa chống DDoS (Firewall chống DDoS), loại bỏ các request xấu một cách thông minh chính là một giải pháp thay thế hiệu quả và tối ưu cho việc bảo vệ khỏi các cuộc tấn công DDoS.

WAF, thường được triển khai trong nền tảng đám mây, phản hồi các yêu cầu ứng dụng khả nghi bằng cách thực hiện gửi cookie hoặc phản hồi khác, đảm bảo đó là người dùng thật và yêu cầu là hợp lệ, trước khi cho phép truy cập vào hệ thống.

Đây được đánh giá là phương pháp chống DDoS hiệu quả và tối ưu nhất. Bên cạnh đó, một số phương pháp khác cũng được sử dụng kết hợp như:

Sử dụng phần cứng chống DDoS

Phần cứng chống DDoS hay tường lửa vật lý chính là một lớp bảo vệ đứng giữa những kẻ tấn công và mạng của bạn. Mặc dù phần cứng chống DDoS có thể bảo vệ hệ thống của bạn khỏi một số loại tấn công điển hình, việc duy trì hệ thống phần cứng chống DDoS cho VPS có thể gây tốn kém nhiều chi phí.

Ngoài chi phí đầu tư phần cứng, còn có chi phí vận hành cho các cơ sở vật chất và nhân sự để bảo trì, sửa chữa và vận hành thiết bị. Bên cạnh đó còn có các khoản chi phí khác là khấu hao và nâng cấp thiết bị.

Sử dụng CDN chống DDoS

Sử dụng CDN giúp ẩn địa chỉ IP của máy chủ gốc trước các cuộc tấn công thăm dò. Nhờ sở hữu một mạng lưới nhiều máy chủ khắp mọi nơi nên địa chỉ IP truy cập sẽ phân tán và khác nhau giữa các máy chủ, khiến kẻ tấn công không thể biết được đâu là địa chỉ IP của máy chủ gốc.

Ngoài ra, CDN còn giúp giảm thiểu tấn công DDoS bằng cách phân tán lưu lượng gửi đến máy chủ gốc thông qua nhiều điểm trên mạng lưới máy chủ. Mỗi máy chủ trong CDN có thể chia nhau xử lý một lượng nhỏ lưu lượng truy cập thay vì để một máy chủ bị quá tải.

Sự khác biệt của hệ thống Firewall Anti DDoS tại VNETWORK

Các doanh nghiệp quá tập trung vào việc bảo vệ hệ thống máy chủ mà quên đi người dùng cuối của mình. Thông tin nhận dạng cá nhân (PII), thông tin sức khỏe riêng tư (PHI), thông tin tài chính, tài liệu pháp lý,… của người dùng đều có nguy cơ bị đánh cắp dễ dàng, nếu doanh nghiệp không xây dựng các biện pháp bảo mật toàn diện và phù hợp.

VNIS (VNETWORK Internet Security) đảm bảo website luôn đạt hiệu năng tốt nhất tại bất cứ thời điểm nào nhờ hệ thống Multi CDN có ở 32 quốc gia, tổng băng thông quốc tế lên đến 2,600 Tbps cho khả năng chống DDoSLayer 3/4 ở mức cao nhất, đảm bảo tính sẵn sàng của trang web ở mức tuyệt đối.

Hệ thống AI Load Balancing tận dụng nguồn dữ liệu về độ trễ và tính khả dụng của CDN trong mạng lưới Multi CDN toàn cầu thông qua hệ thống RUM (Real User Monitoring) và Synthetic Monitoring, giúp định tuyến lưu lượng truy cập một cách thông minh đến CDN có hiệu năng tốt nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống tường lửa Cloud WAFScrubbing Centers cũng được kích hoạt, sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công phức tạp vào Layer 7 và loại bỏ hoàn toàn các cuộc tấn công chèn mã độc (XSS, SQL, top 10 lỗ hổng bảo mật OWASP,…).

Không chỉ thế, hệ thống SOC ở 4 quốc gia cùng đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm của VNIS trong lĩnh vực an ninh mạng sẽ điều hành, giám sát trạng thái website, hệ thống cơ sở hạ tầng 24/7 nhằm phát hiện những sự cố ngay tức thì.

Nếu bạn đang cần tư vấn từ các chuyên gia, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ VNETWORK qua hotline: (028) 7306 8789.

Sitemap HTML