Quay lại

Hướng dẫn biện pháp khắc phục sự cố khi bị tấn công ransomware

Cập Nhật Lần Cuối: 09/05/2024

Hướng dẫn biện pháp khắc phục sự cố khi bị tấn công ransomware

Theo dự báo của Cybersecurity Ventures, đến năm 2031, tần suất tấn công ransomware sẽ lên đến mức 1 vụ mỗi 2 giây, cho thấy mức độ nguy hiểm và cấp bách của vấn đề an ninh mạng toàn cầu. Tại Việt Nam, đầu tháng 4/2024, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cảnh báo về tình hình tấn công mạng nhắm vào hệ thống thông tin trọng yếu, đặc biệt là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông,... cũng đang gia tăng đáng báo động. Các vụ tấn công ransomware này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả là trách nhiệm chung của các tổ chức, cá nhân và cơ quan chức năng để bảo vệ an ninh mạng.

Các bước ứng phó và khắc phục sự cố tấn công ransomware

Để có thể ứng phó hiệu quả khi tấn công ransomware xảy ra, đầu tiên doanh nghiệp cần hiểu đủ và đúng về ransomware. Đây là tiền đề vững chắc giúp doanh nghiệp tối ưu cách ngăn chặn các cuộc tấn công này. Sau đây sẽ là nội dung hướng dẫn khắc phục sự cố ransomware, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các tác động tiêu cực từ tấn công ransomware.

1. Cho phép và ủy quyền các biện pháp ngăn chặn

Tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware) đòi hỏi tốc độ phản ứng nhanh chóng và quyết liệt để hạn chế thiệt hại. Do đó, việc ủy quyền cho nhân viên IT hoặc nhân viên an ninh thông tin thực hiện các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp là vô cùng quan trọng. Quy trình này giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý, thay vì tuân theo các quy trình ủy quyền thông thường vốn tốn nhiều thời gian.

Nhân viên IT hoặc nhân viên an ninh thông tin được ủy quyền cần có khả năng đưa ra những quyết định "khó khăn" trong những phút đầu tiên của cuộc tấn công, ví dụ như tắt một số dịch vụ nhất định hoặc ngắt kết nối thiết bị khỏi mạng. Việc ủy quyền cho họ thực hiện các biện pháp khẩn cấp một cách độc lập (hạn chế việc tranh chấp quyền hạn) là rất quan trọng. Quy trình ủy quyền từng biện pháp riêng lẻ có thể khiến mất nhiều thời gian, dẫn đến nguy cơ lây lan tấn công cao hơn.

Bên cạnh nỗ lực nội bộ, tổ chức cũng nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài, bao gồm các cơ quan chức năng có thẩm quyền (Trung tâm an ninh mạng Quốc gia) và các đơn vị giám sát, ứng cứu an ninh mạng. Việc ủy quyền cho nhân viên chủ chốt liên hệ và hợp tác với các chuyên gia bên ngoài cần được thực hiện ngay từ đầu để đảm bảo phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp xảy ra tấn công.

2. Tập hợp nhóm xử lý khủng hoảng

Khi đối mặt với tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền, việc tập hợp nhóm xử lý khủng hoảng (Incident Response Team - IRT) một cách nhanh chóng là vô cùng quan trọng. Nhóm IRT có thể nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia an ninh mạng bên ngoài để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc xử lý sự cố.

Nhóm IRT đóng vai trò then chốt trong việc:

Điều phối và phân công trách nhiệm/nhiệm vụ:

  • Xác định vai trò và trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
  • Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và chuyên môn của từng cá nhân.
  • Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan.

Đánh giá tính khả thi:

  • Phân tích tình hình tấn công để xác định mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng.
  • Đánh giá các giải pháp xử lý tiềm năng và lựa chọn phương án tối ưu nhất.
  • Xem xét khả năng khôi phục dữ liệu và hệ thống bị tấn công.

Triển khai và giám sát giải pháp:

  • Thực hiện các biện pháp ngăn chặn và khắc phục sự cố theo kế hoạch đã được đề ra.
  • Giám sát chặt chẽ quá trình triển khai để đảm bảo hiệu quả và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
  • Theo dõi tình hình sau khi xử lý để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống.

Nhóm IRT nên bao gồm những thành viên có kinh nghiệm và chuyên môn trong các lĩnh vực sau:

  • Giám đốc điều hành/CEO: Lãnh đạo và định hướng chung cho hoạt động của nhóm IRT.
  • Quản lý hoạt động kinh doanh: Đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì trong mức độ cho phép.
  • Chuyên gia bảo mật thông tin: Phân tích sự cố, đề xuất giải pháp và thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
  • Chuyên gia IT: Khôi phục hệ thống, hỗ trợ triển khai giải pháp và đảm bảo hoạt động kỹ thuật.
  • Chuyên gia truyền thông: Truyền đạt thông tin về sự cố đến các bên liên quan một cách hiệu quả.
  • Chuyên gia pháp lý: Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến sự cố và bảo vệ dữ liệu.

3. Tiến hành xử lý khủng hoảng

a. Đánh giá tình hình chung, lên kế hoạch ứng phó

Đánh giá tổng quan tình hình dựa trên dữ liệu hiện tại để tạo nên kế hoạch ứng phó hiệu quả nhất, tập trung đến những khía cạnh sau:

  • Đối tượng cần được thông báo ngay lập tức về cuộc tấn công (nhân viên, ban giám đốc, khách hàng, đối tác, cơ quan chức năng, đơn vị bảo mật). Để đảm bảo sự hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời, đồng thời ngăn chặn các khủng hoảng truyền thông, pháp lý không mong muốn.
  • Tầm quan trọng và tác động trực tiếp của dữ liệu đã bị mất trong cuộc tấn công đối với các chức năng cốt lõi, hoạt động kinh doanh.
  • Sự cố này gây ra tác động tài chính trực tiếp hay gián tiếp như thế nào và tổ chức có đủ kinh phí hay không.
  • Nên xác định các tình huống tiềm ẩn khác do cuộc tấn công và khả năng xảy ra của chúng, chẳng hạn như liệu tổ chức có trở thành nạn nhân của một vụ vi phạm dữ liệu (Data breach) hoặc việc công khai dữ liệu bị đánh cắp trong cuộc tấn công sẽ gây ra những hậu quả gì cho doanh nghiệp hoặc khách hàng.
  • Nhóm quản lý khủng hoảng phải ghi nhận liên tục log của sự cố. Ghi lại từng bước của cuộc tấn công và phục hồi dưới dạng timeline. Một tài liệu chính xác và chi tiết là rất quan trọng để phục hồi, tìm hiểu về vụ việc, đồng thời bảo vệ về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.

Đội ngũ xử lý khủng hoảng cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng kế hoạch luôn được cập nhật, điều chỉnh theo từng thời điểm để tăng hiệu quả trong quá trình ứng phó.

b. Lập và kích hoạt kế hoạch phục hồi

Nếu tổ chức đã có kế hoạch phục hồi khi bị tấn công bằng ransomware thì hãy triển khai theo kế hoạch đó. Nếu chưa, hãy tập trung vào những điểm sau:

Hạn chế hoạt động của kẻ tấn công và sự lây lan thông qua hệ thống
  • Đánh giá nguyên nhân dẫn đến tấn công ransomware (xác định các hệ thống và tài khoản liên quan đến vi phạm ban đầu, có thể bao gồm tài khoản email), cách ly ngay hệ thống bị tấn công.
  • Kiểm tra và đánh giá mức độ tác động đến hệ thống và triển khai biện pháp hạn chế hoạt động của kẻ tấn công và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Kiểm tra và loại bỏ phần mềm độc hại
  • Đánh giá tình trạng của kết nối kẻ tấn công với hệ thống để xác định xem liệu chúng đã gây hỏng hệ thống hay cài đặt phần mềm độc hại nào không.
  • Tiến hành quét và loại bỏ hoàn toàn phần mềm độc hại từ hệ thống để ngăn chặn việc tái nhiễm.
Khôi phục dịch vụ và hoạt động kinh doanh
  • Xác định và ưu tiên các dịch vụ và hoạt động kinh doanh cốt lõi để khôi phục trước.
  • Thiết lập các quy trình và phương pháp khôi phục hệ thống và dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả (có thể xây dựng vùng mạng sạch, khôi phục xong chuyển vào vùng mạng sạch để bảo vệ).
Liên hệ với công ty bảo hiểm mạng (nếu có)

Liên hệ với công ty bảo hiểm mạng để tận dụng các dịch vụ hỗ trợ từ chuyên gia an ninh được bảo hiểm cung cấp, như hỗ trợ tư vấn và khôi phục dữ liệu.

Không trả tiền chuộc cho các kẻ tấn công

Ban đầu, có vẻ như chi phí trả tiền chuộc sẽ thấp hơn so với việc giải quyết khủng hoảng một cách độc lập. Tuy nhiên, doanh nghiệp không bao giờ được trả tiền chuộc trong bất kỳ trường hợp nào, bởi vì:

  • Nếu tình trạng trả tiền chuộc không được ngăn chặn sẽ còn tái diễn các cuộc tấn công. Thậm chí ngay cả khi khóa hoạt động thì việc khôi phục có thể mất nhiều thời gian, tốn kém và không thể đảm bảo có thể khôi phục hoàn toàn dữ liệu.
  • Việc đưa tiền cho tội phạm mạng có thể gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
  • Việc tống tiền cũng có thể là một hành vi lừa dối nếu phần mềm độc hại đã phá hủy các tập tin thay vì mã hóa chúng.
  • Trả tiền chuộc là hành vi tiếp tay cho sự phát triển của tội phạm mạng.

4. Thực hiện kế hoạch phục hồi chuyên sâu

Khi các biện pháp tức thời đã được thực hiện để giải quyết cuộc tấn công, ban quản lý/lãnh đạo của tổ chức nên tập trung vào việc thực hiện việc khôi phục chuyên sâu, chi tiết hơn.

Kiểm tra hệ thống và dịch vụ quan trọng:

Đảm bảo rằng tất cả các hệ thống và dịch vụ quan trọng đã được kiểm tra và phục hồi hoàn toàn sau cuộc tấn công. Điều này đảm bảo tính khả dụng của chúng và sẵn sàng cho việc tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

Thực hiện kiểm tra bảo mật chi tiết:

Đánh giá lại các biện pháp bảo mật hiện tại và tăng cường chúng nếu cần thiết để đảm bảo rằng hệ thống không bị tấn công một lần nữa. Điều này bao gồm cập nhật phần mềm, triển khai các giải pháp bảo mật mới, và kiểm tra lại quy trình bảo mật

Phân tích và rút kinh nghiệm từ sự cố:

Phân tích kỹ lưỡng về nguyên nhân của cuộc tấn công và học từ kinh nghiệm để cải thiện các biện pháp bảo mật và quản lý rủi ro trong tương lai. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh chính sách bảo mật, đào tạo định hướng cho nhân viên, hoặc đầu tư vào các giải pháp bảo mật mới.

Thiết lập kế hoạch phục hồi dự phòng:

Xây dựng và triển khai các kế hoạch phục hồi dự phòng để sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công tiềm ẩn trong tương lai. Điều này bao gồm việc sao lưu dữ liệu định kỳ, thiết lập hệ thống sao lưu tự động, và đảm bảo sẵn sàng cho việc khôi phục dữ liệu nhanh chóng khi cần thiết. Việc khôi phục thành công dữ liệu từ bản sao lưu giúp giảm 41% chi phí chung cho sự cố (At-Bay, 2023).

Tăng cường giao tiếp và thông tin:

Cải thiện khả năng giao tiếp và thông tin để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều được thông tin đầy đủ về tình hình sau cuộc tấn công và các biện pháp đã được thực hiện để khắc phục vấn đề.

Đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa:

Dựa trên kinh nghiệm từ cuộc tấn công, đánh giá lại các rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các cuộc tấn công tương lai.

Phương án tối ưu nào cho các doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực bảo mật thông tin?

Doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có năng lực bảo mật hạn chế, có thể tối ưu hóa hiệu quả an ninh mạng bằng cách hợp tác với các đơn vị chuyên về ứng cứu và bảo vệ an ninh mạng. Theo khảo sát của Deloitte năm 2022, 81% giám đốc doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp bên ngoài cho toàn bộ hoặc một phần giải pháp an ninh mạng. Điều này khẳng định lợi ích thiết thực mà việc hợp tác mang lại.

Theo đó, các lợi thế trong việc hợp tác với các đơn vị chuyên về ứng cứu và bảo mật an ninh mạng như sau:

Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp:

  • Giảm thiểu đầu tư ban đầu: Doanh nghiệp không cần chi trả khoản lớn cho việc mua sắm trang thiết bị, phần mềm và tuyển dụng nhân sự an ninh mạng chuyên nghiệp.
  • Chi phí vận hành hợp lý: Chi phí thuê ngoài dịch vụ bảo mật thường thấp hơn so với việc tự xây dựng và duy trì bộ phận an ninh mạng nội bộ.
  • Thanh toán theo nhu cầu: Doanh nghiệp chỉ trả phí cho các dịch vụ sử dụng thực tế, tránh lãng phí chi phí cho các dịch vụ không cần thiết.

Nâng cao hiệu quả bảo mật:

  • Chuyên gia giàu kinh nghiệm: Đội ngũ chuyên gia an ninh mạng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tiễn và cập nhật thường xuyên các mối đe dọa và giải pháp mới nhất.
  • Giải pháp tiên tiến: Doanh nghiệp được cung cấp các giải pháp bảo mật tiên tiến, hiệu quả, giúp giảm thiểu nguy cơ tấn công mạng và bảo vệ hệ thống an toàn.
  • Giám sát 24/7: Hệ thống mạng được theo dõi và giám sát liên tục 24/7, giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa tiềm ẩn.

Tăng cường khả năng tuân thủ:

  • Đảm bảo tuân thủ: Doanh nghiệp được hỗ trợ để tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn an ninh mạng hiện hành.
  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn: Doanh nghiệp nhận được tài liệu và hướng dẫn chi tiết về cách thức tuân thủ quy định an ninh mạng.
  • Kiểm tra định kỳ: Hỗ trợ thực hiện đánh giá và kiểm tra an ninh mạng định kỳ để đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu an ninh.

Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi:

  • Giảm gánh nặng an ninh mạng: Doanh nghiệp không cần lo lắng về các vấn đề an ninh mạng, giải phóng nguồn lực để tập trung vào hoạt động kinh doanh chính.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Việc bảo mật được đảm bảo giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tăng năng suất và lợi nhuận.
  • Giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro do tấn công mạng gây ra, bảo vệ uy tín và thương hiệu.

Hợp tác với các đơn vị chuyên về ứng cứu và bảo vệ an ninh mạng là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực bảo mật thông tin, chủ động phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các cuộc tấn công mạng nói chung và ransomware nói riêng, bảo vệ an toàn cho dữ liệu và hệ thống mạng.

Hiểu được nhu cầu nâng cao năng lực bảo mật thông tin của doanh nghiệp, VNETWORK mang đến Giải pháp bảo mật Web/App/API toàn diện VNIS và Giải pháp bảo mật email toàn diện EG-Platform. Các giải pháp bảo mật của VNETWORK cam kết bảo vệ hệ thống thông tin của doanh nghiệp trước mọi cuộc tấn công mạng, giảm thiểu thiệt hại tối đa và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp.

Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành bảo mật, VNETWORK được chứng nhận là Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ từ Bộ KH-CN theo số: 59/DNKHCN, đạt được các tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001, ISO 20000-1, đồng thời được tổ chức bảo mật uy tín Gartner khuyến nghị sử dụng.

Nền tảng VNIS - Lá chắn hiệu quả trước các tấn công ransomware

Đối với các cuộc tấn công mã độc tống tiền ransomware, nền tảng VNIS đóng vai trò là một “lá chắn thép” giúp hạn chế đáng kể các tác động tiêu cực đến hệ thống thông tin của doanh nghiệp. VNIS có thể phát hiện và tự động ngăn chặn tất cả lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng được liệt kê bởi OWASP (Top 10 OWASP) như Broken Access Control, SQL Injection, Cryptographic Failures,… giúp cho website doanh nghiệp luôn được bảo vệ. Thêm vào đó, với hơn 2,000 bộ quy tắc bảo mật kết hợp với khả năng quản lý CRS (Core Rule Set) sẽ giúp cho website doanh nghiệp được bảo đảm an toàn, ngăn chặn kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng bảo mật để mã hóa hoặc khai thác dữ liệu trái phép.

Nền tảng EG-Platform - Giải pháp bảo mật toàn diện cho email của doanh nghiệp

Theo Cybersecurity Ventures trong năm 2023, mail là phương thức phổ biến nhất được sử dụng để lây lan ransomware. Số liệu thống kê cho thấy: 92% các cuộc tấn công ransomware bắt đầu từ email lừa đảo và 64% nạn nhân của ransomware là do nhấn vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong email. Dự báo số lượng tấn công ransomware tăng hơn 30% trong năm 2024, kèm theo việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo email giả mạo tinh vi nhằm đánh lừa người nhận.

Với mức độ phức tạp và quy mô ngày càng lớn của các cuộc tấn công ransomware qua email. VNETWORK mang đến Giải pháp bảo mật email toàn diện EG-Platform - Hệ thống tường lửa email với năng lực bảo mật hệ thống email ở cả chiều gửi và chiều nhận thông qua 3 màn lọc:

  • SpamGUARD: Ngăn chặn hiệu quả spam mail (Anti-Spam Inbound)
  • ReceiveGUARD: Phòng chống email giả mạo (Phishing mail), ransomware, tấn công có chủ đích (APT, BEC), virus và phần mềm độc hại
  • SendGUARD: Quản lý và kiểm soát email trước khi gửi

Cơ chế bảo mật email toàn diện của EG-Platform Cơ chế bảo mật email toàn diện của EG-Platform

Ứng dụng công nghệ bảo mật email tiên tiến và thông minh, EG-Platform xử lý mọi loại tấn công email có chủ đích, phát hiện và ngăn chặn các loại virus cũng như các mối đe dọa email mới với những tính năng nổi trội bao gồm:

  • Công nghệ Máy Học (Machine Learning): Tự động phân tích và học hỏi từ dữ liệu tấn công, giúp phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật email mới nhanh chóng, hiệu quả
  • Công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI: Nâng cao khả năng nhận diện và ngăn chặn các cuộc tấn công tinh vi, phức tạp
  • Vùng ảo (Virtual area): Kiểm tra và phân tích email chiều đến giúp nhận diện những hành vi gây hại từ các loại virus mới chưa được cập nhật, giúp lọc và chặn hiệu quả email độc hại
  • Chuyển đổi thành hình ảnh: Chuyển đổi nội dung email thành hình ảnh nếu phát hiện nội dung chứa đường link độc hại, giúp hạn chế tình trạng người dùng click vào các đường link chứa virus
  • Kiểm tra và phân tích đường truyền email: Thông báo và xử lý nhanh chóng các dấu hiệu đáng ngờ, thay đổi bất thường trên đường truyền của email được nhận, giúp hạn chế thiệt hại tối đa và đảm bảo thao tác người dùng an toàn
  • Báo cáo toàn diện, chi tiết từ hệ thống: Cung cấp thông tin đầy đủ, liên tục về tình hình và trạng thái bị tấn công của email để người dùng điều chỉnh hành vi sử dụng email kịp thời
  • Tùy chỉnh linh hoạt dựa trên nhu cầu: Giúp người dùng tăng cường năng lực bảo mật nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng email tiện lợi

Lời kết

Hiện nay, các cuộc tấn công ransomware đang gia tăng theo cấp số nhân về cả số lượng và độ phức tạp, việc lựa chọn giải pháp bảo mật phù hợp là yếu tố tiên quyết đối với doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến sự an toàn, ổn định của hệ thống, uy tín và hoạt động kinh doanh cũng như trải nghiệm người dùng. Với hạ tầng lớn mạnh, công nghệ tiên tiến, và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, nền tảng bảo mật toàn diện VNIS và giải pháp bảo mật email EG-Platform của VNETWORK đảm bảo tính sẵn sàng cao, giúp phòng chống hiệu quả các cuộc tấn công. Để biết thông tin chi tiết và nhận báo giá, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: +84 (028) 7306 8789 hoặc email: contact@vnetwork.vn.

Sitemap HTML