DDoS là gì?
DDoS (Distributed Denial of Service) là một loại tấn công mạng gây quá tải hệ thống. Với cách này, hacker sẽ gửi lượng lớn yêu cầu từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó khiến máy chủ bị quá tải và làm các dịch vụ bị ngưng hoạt động. Mục tiêu của DDoS là làm cho dịch vụ trở nên chậm hoặc gián đoạn, gây cản trở cho người truy cập hợp pháp và gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức bị tấn công.
Top 7 cách ngăn chặn tấn công DDoS
Hiện nay có 7 cách phòng chống DDoS phổ biến được những quản trị viên, chủ server sử dụng là:
Firewall và thiết bị bảo mật:
Sử dụng các thiết bị bảo mật như tường lửa (firewall), hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) để kiểm soát và chặn lưu lượng đáng ngờ từ các nguồn không rõ.
Mở rộng băng thông và sử dụng dịch vụ CDN:
Tăng băng thông mạng và sử dụng các dịch vụ CDN (Content Delivery Network) để phân phối tải trọng và giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công lên máy chủ chính.
Bộ lọc địa chỉ IP:
Cấu hình bộ lọc để chặn lưu lượng từ các địa chỉ IP được xác định là nguồn tấn công. Tuy nhiên, giải pháp này không thể áp dụng nếu hacker sử dụng mạng botnet với hàng nghìn địa chỉ IP khác nhau.
Sử dụng hệ thống cân bằng tải
Sử dụng các giải pháp cân bằng tải để phân phối lưu lượng truy cập đến nhiều máy chủ khác nhau, giảm nguy cơ máy chủ chính bị quá tải do tấn công DDoS.
Giám sát và phát hiện kịp thời:
Thực hiện giám sát liên tục để phát hiện sớm các biểu hiện của những cuộc tấn công DDoS. Các hệ thống kiểm tra xâm nhập có thể giúp phát hiện lưu lượng bất thường và thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Lên kế hoạch ứng phó tấn công:
Chuẩn bị sẵn một kế hoạch ứng phó là cách phòng chống tấn công DDoS hiệu quả. Cách này thường bao gồm việc tạm ngừng dịch vụ bị tấn công, thay đổi cấu hình mạng và báo cáo sự cố cho cơ quan chức năng nếu cần.
Sử dụng giải pháp chống DDoS:
Có nhiều giải pháp bảo mật chuyên dụng được thiết kế để chống lại tấn công DDoS. Những cách này có thể bao gồm các dịch vụ chống DDoS từ các nhà cung cấp an ninh mạng hoặc việc triển khai thiết bị chống DDoS trong hạ tầng mạng.
Giải pháp VNIS - Một bước tiến mới trong phòng chống tấn công DDoS
Nếu muốn chủ động trong việc phòng chống tấn công DDoS thì các doanh nghiệp, tổ chức nên sử dụng giải pháp của các đơn vị an ninh mạng. Trong đó, VNIS được đánh giá là giải pháp bảo mật mạng hàng đầu, chống DDoS vượt trội. Ưu điểm của phương pháp này là:
Hạ Tầng Mạng Vượt Trội
Một trong những điểm nổi bật của VNIS là hạ tầng mạng toàn cầu với hơn 2.300 điểm phân phối dữ liệu (POPs) CDN và khả năng chịu tải lên đến 2.600 Tbps. Nhờ đó, VNIS có khả năng ứng phó với những cuộc tấn công DDoS lớn và phức tạp, đảm bảo dịch vụ của doanh nghiệp luôn hoạt động một cách suôn sẻ.
Bảo Mật Web Server Hiệu Quả
Để đối phó với các cuộc tấn công DDoS ngày càng phức tạp, VNIS đã thiết lập một hệ thống bảo mật tối ưu. Với hơn 2.000 quy tắc WAF chống tấn công OWASP hàng đầu và việc cập nhật lỗ hổng bảo mật liên tục, VNIS luôn bảo vệ dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp một cách an toàn và hiệu quả.
Đội Ngũ Chuyên Gia Nhiều Kinh Nghiệm
Sự thành công của VNIS còn phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực an ninh mạng. Đội ngũ này không chỉ hỗ trợ kỹ thuật mà còn đưa ra những chiến lược phù hợp để doanh nghiệp ứng phó với những cuộc tấn công mạng phức tạp, đảm bảo an toàn dịch vụ tuyệt đối cho các tổ chức.
Trên đây là những cách phòng chống DDoS phổ biến cũng như giải pháp VNIS giúp đảm bảo an ninh mạng khỏi DDoS tốt nhất. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, hãy liên hệ với VNETWORK qua Hotline: (028) 7306 8789 hoặc Contact@vnetwork hoặc email về sales@vnetwork.vn