Quay lại

Tấn công DoS là gì? Đặc điểm và cách ngăn chặn

Cập Nhật Lần Cuối: 12/10/2023

Tấn công DoS là gì? Đặc điểm và cách ngăn chặn

DoS là gì? Đây là một kiểu tấn công gây ra rất nhiều mối nguy hại liên quan đến vấn đề bảo mật mạng của các doanh nghiệp. Để giúp người đọc hiểu hơn về đặc điểm cũng như cách ngăn chặn hình thức này, dưới đây, VNETWORK sẽ chia sẻ với người đọc những kiến thức về tấn công từ chối dịch vụ DoS.

Tấn công DoS là gì?

Tấn công Dos là gì? DoS (Denial of Service) là loại tấn công mạng được thực hiện bằng cách gửi nhiều yêu cầu đến mục tiêu, làm hệ thống không thể xử lý kịp. Điều này sẽ khiến cho quá trình xử lý yêu cầu bị chậm hoặc gián đoạn.

Có sự khác biệt về biểu hiện của DoS từ góc nhìn của người dùng và doanh nghiệp. Đối với người dùng, website bị tấn công sẽ ngừng hiển thị nội dung mặc dù kết nối Internet vẫn ổn định. Trong khi đó, đối với chủ sở hữu website, hệ thống mạng sẽ ngừng phản hồi các yêu cầu truy cập, khả năng kiểm soát các tiến trình mạng bị tắt một phần hoặc hoàn toàn.

Mục tiêu của các cuộc tấn công DoS là gì?

Mục tiêu tấn công của Dos là gì? Cuộc tấn công DoS thường tập trung vào các hệ thống máy chủ của các tổ chức, bao gồm ngành tài chính, thương mại điện tử, vận tải và cơ quan chính phủ. Các mục tiêu này bao gồm:

  • Yêu Cầu Tiền Chuộc: Tin tặc tấn công để đe dọa và buộc doanh nghiệp trả tiền để khôi phục hoạt động bình thường.
  • Cạnh Tranh Đối Thủ: Làm cho các trang web thương mại điện tử, sàn giao dịch trực tuyến và trang web bán hàng bị gián đoạn, gây ảnh hưởng lớn đến kinh doanh.
  • Chiến Tranh Mạng: Các tổ chức chính phủ sử dụng tấn công DoS để làm quá tải hệ thống trực tuyến của đối thủ, ảnh hưởng đến kinh tế và độ tin cậy.
  • Đánh Lạc Hướng: Cuộc tấn công DoS làm phân tâm và tạo cơ hội cho tin tặc thực hiện các hành động xấu, ảnh hưởng đến quy trình hoạt động và dữ liệu.

Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp cá nhân vì tò mò và đam mê với các công nghệ mới nên tiến hành các cuộc tấn công mà không có ý định gây hại. Khi đó, họ sẽ dùng các công cụ hỗ trợ để thực hiện hành động này. Hơn nữa, đây cũng là cách mà các chuyên gia trong lĩnh vực mạng có thể thử nghiệm các kỹ thuật hoặc công cụ mới.

Tấn công DoS hoạt động như thế nào?

Tấn công DoS hoạt động như thế nào? Nguyên lý của hình thức này là sử dụng lưu lượng truy cập giả mạo làm cho một hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến trở nên quá tải, từ đó làm cho quá trình xử lý bị chậm, nghẽn, thậm chí có thể dẫn đến sụp đổ hệ thống. Quá trình hoạt động gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Chọn Mục Tiêu: Tin tặc chọn một mục tiêu, thường là một máy chủ hoặc dịch vụ trực tuyến như trang web, ứng dụng hoặc hệ thống mạng.
  • Bước 2: Tạo Lưu Lượng Tăng Cường: Tin tặc sử dụng các máy tính bị nhiễm virus hoặc botnet (mạng bot) để tạo ra lưu lượng truy cập giả mạo nhắm tới mục tiêu.
  • Bước 3: Phát Tán Tấn Công: Trong kiểu tấn công DoS truyền thống, tin tặc gửi lưu lượng truy cập giả mạo đến mục tiêu một cách liên tục. Đối với DDoS sau này, lưu lượng thường được phân phối từ nhiều nguồn khác nhau, làm cho việc xác định và chặn nguồn tấn công trở nên khó khăn hơn.
  • Bước 4: Quá Tải Hệ Thống: Lưu lượng truy cập giả mạo được gửi đến mục tiêu với tốc độ cực cao, làm cho hệ thống không thể xử lý kịp và dẫn đến quá tải khiến các dịch vụ trở nên không khả dụng.
  • Bước 5: Tình Huống Tấn Công Liên Tục: Tình trạng quá tải tiếp tục trong thời gian dài, có thể kéo dài từ vài giây đến nhiều ngày. Khi tấn công kết thúc, dịch vụ trực tuyến có thể phục hồi nhưng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với danh tiếng và khả năng hoạt động của tổ chức bị tấn công.

Xu hướng tấn công DoS mới

Theo nguồn tin từ VentureBeat, một trang web tin tức công nghệ hàng đầu có trụ sở tại San Francisco, California, một số xu hướng tấn công DoS mới xuất hiện trong năm 2023 là:

  • Tấn công botnet ngày càng phổ biến và tinh vi hơn: Các tấn công botnet ngày càng trở nên phổ biến, mạnh mẽ và tinh vi hơn, có thể gây ra đe dọa lớn đối với tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới.
  • Tấn công DoS đòi tiền chuộc: Tấn công DoS có thể được sử dụng để đòi tiền chuộc, thường dưới dạng tiền điện tử. Điều này đặt ra mối lo ngại cho những cá nhân hoặc sàn tiền ảo.
  • Sự gia tăng về số lượng và tính phức tạp của các cuộc tấn công: Tấn công DoS và botnet đã trở nên ngày càng phức tạp và mạnh mẽ, làm cho việc ngăn chặn và phòng ngừa trở nên khó khăn hơn.
  • Sự ảnh hưởng của Internet of Things (IoT): Sự gia tăng của các thiết bị IoT không được bảo mật đủ tốt khiến các tin tặc có thể dễ dàng kiểm soát và sử dụng. Điều này đã làm cho những cuộc tấn công DoS trở nên dễ dàng hơn.

Ngăn chặn các tấn công DoS hiệu quả với VNIS

Cách ngăn chặn tấn công DoS/ DDoS bằng giải pháp bảo mật toàn diện

VNIS ngăn chặn các tấn công DoS mới dựa trên nhiều tính năng bảo mật nâng cao

VNIS giải quyết các xu hướng tấn công mới về DoS và botnet bằng cách cung cấp một hệ thống an ninh mạng mạnh mẽ và tối ưu hóa cho việc phát hiện và ứng phó với các cuộc tấn công này. Dưới đây là những đặc điểm vượt trội của VNIS:

  • Băng Thông Lên Đến 2600 Tbps: VNIS có khả năng xử lý băng thông lên đến 2600 Tbps. Điều này đảm bảo rằng hệ thống luôn có sự sẵn sàng để đối phó với các cuộc tấn công DDoS lớn và mạnh mẽ.
  • Multi-CDN Với Hơn 2300 Điểm Hiện Diện (PoPs): VNIS sử dụng multi-CDN với hơn 2300 điểm hiện diện (PoPs) trên toàn thế giới. Điều này không chỉ giúp phân phối nội dung hiệu quả mà còn tạo một mạng phân phối lưu lượng truy cập đáng tin cậy để giảm thiểu tác động của cuộc tấn công lên hệ thống.
  • Cloud WAF Với Hơn 2000 Rules Bảo Mật: Cloud Web Application Firewall (WAF) của VNIS bao gồm hơn 2000 luật bảo mật, chống tấn công theo tiêu chuẩn quốc tế của OWASP Top 10. Khả năng này đảm bảo an toàn cho ứng dụng của doanh nghiệp trước các mối đe dọa lớn.
  • Cân Bằng Tải Thông Minh (Smart Load Balancing): VNIS sử dụng hệ thống cân bằng tải thông minh để đảm bảo hiệu suất ứng dụng tối ưu. Điều này giúp ứng dụng duy trì khả năng hoạt động trong thời gian xử lý đợt tấn công.
  • Đội Ngũ Chuyên Gia An Ninh Mạng: VNIS có đội ngũ chuyên gia an ninh mạng ở trong và ngoài nước, luôn theo dõi và phản ứng nhanh chóng đối với các cuộc tấn công mới và phức tạp.

Nếu doanh nghiệp mong muốn trải nghiện dịch vụ bảo mật toàn diện, hãy liên hệ với VNIS tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về contact@vnetwork.vn hoặc sales@vnetwork.vn.

Bài viết liên quan

WAF là gì? Chức năng và vai trò trong bảo vệ ứng dụng web

WAF là gì? Chức năng và vai trò trong bảo vệ ứng dụng web

WAF là gì? WAF là giải pháp bảo mật toàn diện giúp bảo vệ ứng dụng web khỏi các hình thức tấn công bằng cách kiểm tra và lọc lưu lượng HTTP/HTTPS truy cập.

Botnet là gì? Cách chống DDoS Botnet hiệu quả hiện nay

Botnet là gì? Cách chống DDoS Botnet hiệu quả hiện nay

Xu hướng sử dụng botnet để thực hiện tấn công DDoS của các hacker ngày càng tăng cao, dẫn đến lưu lượng truy cập vào trang web tăng đột ngột và làm cho server bị quá tải, gây ra những tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp. Vậy botnet là gì? Hãy cùng VNETWORK tìm hiểu.

VNIS nâng cao bảo mật với Account Takeover Prevention

VNIS nâng cao bảo mật với Account Takeover Prevention

Cuối tháng 9 vừa qua, nền tảng VNIS thuộc Công ty Cổ phần VNETWORK đã chính thức cho ra mắt tính năng Account Takeover Prevention (ATP)

Sitemap HTML