Trong thời gian gần đây, mức độ nguy hiểm của các tấn công ransomware ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp “đau đầu” với lựa chọn có nên trả tiền chuộc cho hacker hay không. Nếu không hiểu được cách thức tấn công, các doanh nghiệp rất dễ trở thành nạn nhân của chúng. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây sẽ chia sẻ về 10 cách tấn công ransomware được xem là nguy hiểm nhất. Và giới thiệu đến bạn đọc giải pháp VNIS (VNETWORK Internet Security) giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các cuộc tấn công ransomware nguy hiểm nhất.
Top 10 cách tấn công ransomware nguy hiểm nhất mà VNIS phải đối mặt
Trước đây, ransomware là một vấn đề tương đối đơn giản. Kẻ tấn công chỉ xâm nhập vào hệ thống của tổ chức và mã hoá các dữ liệu quan trọng. Nếu không có các bản sao lưu, tổ chức đó sẽ phải đối mặt với việc chi trả một khoản tiền chuộc khổng lồ với hy vọng sẽ giải mã được những dữ liệu đó.
Nhưng giờ đây, các doanh nghiệp đã thường xuyên sao lưu các dữ liệu quan trọng. Vì vậy, nguy cơ trả tiền chuộc đã giảm hơn nhiều so với trước đây. Do đó, tội phạm mạng đã chuyển sang các thủ đoạn khác nguy hiểm hơn để yêu cầu tiền chuộc.
- Tuyên bố công khai dữ liệu
Tuyên bố công khai dữ liệu (tống tiền kép) là một chiến thuật được các hacker sử dụng rất phổ biến. Những dữ liệu lấy được sẽ bị hacker công khai hoặc thậm chí bán đấu giá nếu nạn nhân không trả tiền chuộc. Do đó, ngay cả khi có các bản sao lưu, nạn nhân vẫn sẽ lựa chọn trả tiền chuộc.
- Liên hệ trực tiếp với nhân viên
Để gây áp lực cho một tổ chức, tội phạm mạng sẽ liên hệ với các nhân viên hoặc các giám đốc cấp cao của doanh nghiệp để đe dọa. Chúng cảnh báo các dữ liệu cá nhân sẽ bị rò rỉ nếu phía tổ chức/ doanh nghiệp không trả tiền chuộc.
- Tiếp cận với đối tác, khách hàng và giới truyền thông
Một vài trường hợp khác, những kẻ tấn công sẽ tiếp cận với các đối tác kinh doanh, khách hàng của doanh nghiệp hoặc thậm chí là cánh truyền thông. Điều này thúc giục bên bị hại phải nhanh chóng thanh toán tiền chuộc.
- Cảnh báo nạn nhân không được liên hệ với các cơ quan chức năng
Nhiều doanh nghiệp sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức khác. Nhờ vậy, họ có thể khôi phục dữ liệu của mình mà không phải trả tiền chuộc. Đồng thời, thông qua cách này họ có thể đưa kẻ tấn công vào vòng pháp luật. Do đó, để tránh những hậu quả đó, tội phạm mạng sẽ cảnh cáo nạn nhân để họ giữ im lặng.
- Mua chuộc người trong cuộc
Tội phạm mạng sẽ mua chuộc các nhân viên của các tổ chức để giúp chúng thâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp đó. Nhờ vậy, chúng có thể dễ dàng thực hiện các cuộc tấn công mã độc tống tiền ransomware. Đổi lại, những kẻ tấn công hứa sẽ trả cho những người này một khoảng tiền khá lớn. Cụ thể, chúng sẽ tìm đến những nhân viên bất mãn với công ty. Hoặc những nhân viên không trung thực, những người sẵn sàng phản bội doanh nghiệp.
- Thay đổi mật khẩu
Sau khi xâm nhập vào hệ thống, nhiều hoạt động ransomware sẽ thiết lập tài khoản quản trị viên mới. Đồng thời chúng sẽ thay đổi mật khẩu của tất cả các tài khoản quản trị viên của doanh nghiệp. Điều này làm cho họ không thể đăng nhập vào hệ thống cũng như giải quyết các sự cố hoặc khôi phục các tệp bị mã hoá từ các bản sao lưu.
- Triển khai các hoạt động lừa đảo
Theo ghi nhận của một tổ chức bảo mật từ Anh Quốc, hacker sẽ gửi email lừa đảo đến nhân viên trong công ty. Mục đích là để lừa họ cài đặt các phần mềm độc hại. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập và cướp quyền truy cập của các tài khoản email. Kẻ tấn công sẽ liên lạc với các nhân viên khác trong doanh nghiệp bằng tài khoản email đó. Nếu họ không trả tiền chuộc, chúng sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công khác.
- Xóa các bản sao lưu
Những kẻ tấn công sẽ xoá các bản sao lưu hoặc gỡ phần mềm sao lưu của doanh nghiệp khi chúng đã xâm nhập vào hệ thống. Trong một số trường hợp, hacker cướp quyền truy cập của tài khoản quản trị viên. Sau đó, chúng truy cập vào máy chủ lưu trữ các bản sao lưu trực tuyến của nạn nhân và xóa các bản sao lưu.
- Phát tán hàng loạt các thông báo tiền chuộc
Một số tội phạm mạng sẽ làm tràn ngập cả văn phòng bằng giấy thông báo tiền chuộc. Chúng sẽ gửi thông báo tiền chuộc đến các máy in hoặc các thiết bị đầu cuối của các cửa hàng kinh doanh và doanh nghiệp.
- Kết hợp tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)
Để buộc các tổ chức “cứng đầu” phải trả tiền chuộc, một số băng đảng ransomware đã kết hợp với các cuộc tấn công DDoS. Các tấn công này sẽ làm sập các máy chủ web của doanh nghiệp. Và đội ngũ kỹ thuật viên phải phân chia nguồn lực để xử lý sự cố. Dẫn đến làm gián đoạn các công việc hàng ngày của họ và của doanh nghiệp.
Cảnh báo Ransomware
Do đó, để bảo vệ doanh nghiệp của bạn trước các cuộc tấn công ransomware, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
-
Đào tạo nhân viên để họ có thể phân biệt được các email đã bị chèn mã độc ransomware.
-
Giám sát 24/7 để báo cáo các hoạt động đáng ngờ.
-
Kiểm tra các hoạt động gián điệp trong công ty.
-
Liên tục theo dõi và cập nhập tình hình an ninh mạng của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các kế hoạch phòng chống ransomware hiệu quả.
-
Tắt tất cả các phiên của giao thức truy cập máy tính từ xa có kết nối Internet (RDP) để ngăn chặn hacker truy cập. Nếu nhân viên cần quyền truy cập từ xa, hãy đặt nó sau VPN hoặc kết nối không tin cậy. Đồng thời đảm bảo các xác thực đa yếu tố vẫn đang hoạt động.
-
Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng, ít nhất một bản sao lưu ngoại tuyến. Kết hợp áp dụng phương pháp 3-2-1 khi sao lưu. Cụ thể là tiến hành sao lưu 3 bản dữ liệu bằng hai hệ thống khác nhau. Trong đó phải có 1 bản ngoại tuyến.
-
Để ngăn chặn những kẻ tấn công vô hiệu hoá bảo mật, hãy chuyển sang phần mềm hoặc ứng dụng có bảng điều khiển quản lý lưu trữ trên đám mây cung cấp MFA. Và bạn có thể quản trị dựa trên vai trò để hạn chế quyền truy cập.
-
Xây dựng các kế hoạch ứng phó sự cố hiệu quả và cập nhật khi cần thiết.
VNIS – Giải pháp bảo mật Website toàn diện trước các cuộc tấn công ransomware nguy hiểm
Tất cả các doanh nghiệp phải nâng cao cảnh giác với các tấn công ransomware. Mới đây nhất là sự trở lại của Ransomware DDoS HelloKitty đang khiến nhiều tổ chức lo lắng. Những kẻ tấn công có rất nhiều thủ đoạn để “bẫy con mồi” phải trả tiền chuộc.
Các phương pháp nêu trên tuy có thể đề phòng các hoạt động tấn công mã độc tống tiền. Nhưng doanh nghiệp lại phải tốn rất nhiều nguồn lực. Không những thế, hiệu quả mang lại cũng không thực sự cao, rủi ro vẫn còn khá lớn.
VNIS là một giải pháp bảo mật website toàn diện dành cho doanh nghiệp. Với công nghệ Cloud WAF tiên tiến kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo AI và máy học, giải pháp VNIS sẽ kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả các trình thu thập dữ liệu độc hại, các lỗ hổng bảo mật, đặc biệt là các lỗ hổng top 10 OWASP. Ngoài ra, nhờ tích hợp công nghệ Multi CDN với băng thông global lên đến 2.600Tbps, VNIS giúp ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS layer 3/4/7 lớn nhất.
VNETWORK không chỉ cung cấp giải pháp bảo mật website VNIS ngăn chặn các tấn công ransomware hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có giải pháp SECU E Cloud giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các email chèn mã độc. Nhờ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) mà SECU E Cloud dễ dàng ngăn chặn các hành vi tấn công thông minh từ hacker, lọc bỏ virus và các ransomware mới. Cơ chế lọc mang lại độ chính xác cao hơn nhờ sự kiểm duyệt của Vùng Ảo. Mọi email trước khi được gửi đến người dùng đều phải đi qua Vùng Ảo để kiểm duyệt nội dung.
Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ xử lý nhanh các trường hợp bị tấn công mạng nghiêm trọng, vui lòng gọi ngay hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về: contact@vnetwork.vn