Quay lại

WAF là gì? Chức năng và vai trò trong bảo vệ ứng dụng web

Cập Nhật Lần Cuối: 09/11/2023

WAF là gì? Chức năng và vai trò trong bảo vệ ứng dụng web

WAF là gì? WAF là yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp khi vận hành ứng dụng web. Nhờ có hệ thống này, các ứng dụng website có thể tránh khỏi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Qua bài viết sau, VNETWORK, đơn vị hàng đầu về giải pháp WAF, được hơn 2000 doanh nghiệp tin dùng sẽ chia sẻ những kiến thức về vai trò, cách hoạt động cũng như công dụng của WAF.

WAF là gì?

WAF LÀ GÌ? WAF (Web Application Firewall) là một hệ thống bảo mật được thiết kế để bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công mạng và các lỗ hổng bảo mật. Bằng cách kiểm tra và lọc lưu lượng HTTP/HTTPS truy cập đến và từ ứng dụng web, WAF giúp ngăn chặn các loại tấn công phổ biến với những hình thức khác nhau nhắm vào ứng dụng. WAF sử dụng các chính sách hoặc quy tắc để loại bỏ lưu lượng độc hại, cho phép điều chỉnh nhanh chóng để đối phó với các loại tấn công khác nhau. Điều này làm cho WAF trở thành một phần quan trọng trong việc đảm bảo bảo mật và ngăn ngừa các cuộc tấn công như DDoS.

Vai trò của WAF là gì?

Vai trò của WAF là gì? WAF có ba vai trò chính ở Layer 7 của mô hình OSI là bảo vệ tầng ứng dụng, kiểm soát lượng truy cập vào phát hiện những đợt tấn công với các hình thức khác nhau. Cụ thể các vai trò đó là:

Vai trò của WAF

Vai trò của WAF ở layer 7 (tầng ứng dụng)

Bảo vệ tầng ứng dụng

WAF giúp bảo vệ Layer 7 khỏi các cuộc tấn công mục tiêu tại mức ứng dụng. Hoạt động này bao gồm việc ngăn chặn các cuộc tấn công như SQL injection, cross-site scripting (XSS) và nhiều hình thức khác.

Kiểm soát truy cập

WAF cho phép quản trị viên kiểm soát truy cập vào nội dung và chức năng của ứng dụng web dựa trên các đặc điểm của yêu cầu như thông tin người dùng, địa chỉ IP và nhiều yếu tố khác.

WAF giúp phát hiện tấn công tầng ứng dụng

WAF có khả năng phát hiện các hoạt động đáng ngờ tại tầng ứng dụng, cho phép xác định sự khác biệt giữa các yêu cầu hợp lệ của người dùng, hệ thống và đặc điểm của các cuộc tấn công. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu nguy hiểm, hệ thống sẽ tự động ngăn chặn để tránh các ảnh hưởng đến ứng dụng và cơ sở dữ liệu.

Cách hoạt động của WAF là gì?

Cách hoạt động của WAF là gì? WAF hoạt động bằng cách kiểm tra, lọc và bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng các quy tắc và chính sách bảo mật. Cụ thể, cách hoạt động của WAF bao gồm các bước sau:

Mô hình hoạt động của WAF

Cách hoạt động của WAF

Giám sát mọi yêu cầu HTTP/HTTPS

WAF theo dõi mọi yêu cầu HTTP/S đến ứng dụng web. Sau đó, hệ thống sẽ phân tích các yêu cầu này để xác định xem hợp lệ hay có dấu hiệu của các cuộc tấn công.

Áp dụng các chính sách để xác định lưu lượng độc hại

WAF sử dụng các chính sách hoặc quy tắc để xác định lưu lượng nào là độc hại và an toàn. Những chính sách này được thiết lập trước và có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của ứng dụng web.

Chặn lọc các lưu lượng độc hại

Nếu phát hiện lưu lượng không phù hợp với các chính sách bảo mật, WAF sẽ chặn lưu lượng này trước khi chúng xâm nhập vào ứng dụng. Điều này khiến cho những đợt tấn công không có cơ hội tiếp cận vào web.

Bảo vệ dữ liệu và ứng dụng

WAF đảm bảo rằng dữ liệu không bị đánh cắp hoặc bị thay đổi trái phép và bảo vệ tính toàn vẹn của ứng dụng web.

Phân biệt giữa blocklist và allowlist

Cả hai blocklist và allowlist đều liên quan đến việc quản lý quyền truy cập nhưng có mục tiêu và cách thức hoạt động khác nhau. Việc phân biệt giữa blocklist và allowlist WAF dựa trên cách chúng quản lý và xử lý lưu lượng mạng đến một ứng dụng web:

Blocklist WAF (WAF dựa trên danh sách chặn)

Blocklist WAF hoạt động dựa trên một danh sách đen (blocklist) gồm các địa chỉ IP hoặc tên miền được xác định là độc hại. WAF chặn lưu lượng từ những nguồn này và cho phép tất cả lưu lượng khác vào web. Điều này thường được sử dụng để ngăn chặn các nguồn đáng ngờ hoặc địa chỉ IP độc hại.

Allowlist WAF (WAF dựa trên danh sách cho phép)

Allowlist WAF hoạt động ngược lại với blocklist WAF. Hệ thống chỉ cho phép lưu lượng từ danh sách trắng (allowlist) của các địa chỉ IP hoặc tên miền được xác định là an toàn và từ chối tất cả lưu lượng khác. Điều này đảm bảo rằng chỉ các nguồn được xác định trước mới có thể truy cập vào ứng dụng.

Tóm lại, sự khác biệt chính giữa blocklist và allowlist WAFs nằm ở cách chúng quản lý quyết định cho phép hoặc từ chối lưu lượng. Blocklist từ chối các nguồn được xác định là độc hại, trong khi allowlist chỉ cho phép các nguồn an toàn.

Các hình thức tấn công mà WAF có thể ngăn chặn

WAF có thể giúp phòng tránh các hình thức tấn công như SQL Injection (SQLi), Cross-Site Scripting (XSS) và nhiều loại tấn công khác ở mức ứng dụng web. Dưới đây là danh sách các hình thức tấn công mà WAF có khả năng ngăn chặn:

SQL Injection (SQLi)

SQL Injection là một loại tấn công mà hacker cố gắng chèn các truy vấn SQL độc hại vào các yêu cầu web để lợi dụng lỗ hổng trong ứng dụng. WAF có thể phát hiện và ngăn chặn các yêu cầu chứa dấu hiệu của SQL Injection, đảm bảo rằng các truy vấn SQL không thể thực thi mà không được kiểm soát.

Cross-Site Scripting (XSS)

XSS là loại tấn công mà hacker sẽ chèn mã JavaScript độc hại vào các trang web để tấn công người dùng cuối. WAF có khả năng kiểm tra và loại bỏ mã độc hại từ các yêu cầu đến ứng dụng, ngăn chặn khả năng thực hiện mã JavaScript độc hại trên trình duyệt của người dùng.

Cross-Site Request Forgery (CSRF)

CSRF là phương thức tấn công bằng cách thực hiện các hành động không được ủy quyền trên tài khoản của người dùng khi đã đăng nhập vào ứng dụng. WAF sẽ đảm bảo rằng các yêu cầu không được ủy quyền không thể thực hiện được, ngăn chặn khả năng hacker lừa người dùng thực hiện các hành động không mong muốn.

WAF chống tấn công DDoS (Distributed Denial of Service)

WAF có khả năng xác định và hạn chế lưu lượng truy cập đến ứng dụng web để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Hình thức này liên quan đến việc nhiều nguồn nguy hiểm đồng loạt tấn công gây ra quá tải và làm cho ứng dụng không thể hoạt động bình thường.

WAF ngăn chặn các tấn công tầng ứng dụng khác

WAF cũng có khả năng phát hiện và ngăn chặn nhiều hình thức tấn công tầng ứng dụng khác như tấn công từ chối dịch vụ (DoS), truy cập trái phép vào các tài nguyên, tấn công mã độc,... Nhờ đó, các ứng dụng sẽ được bảo vệ khỏi các mối đe dọa đa dạng, đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn cho dữ liệu và hệ thống.

Cách ứng phó với những mối đe dọa mới của WAF thuộc VNIS-Platform

Sau khi biết vai trò và cách hoạt động của WAF là gì, có thể thấy được đây là một dịch vụ rất quan trọng và cần thiết cho các ứng dụng web. Nhưng hiện nay, không phải đơn vị nào cũng có thể cung cấp những giải pháp WAF chất lượng cho các doanh nghiệp. Nếu các quản trị viên đang có nhu cầu tìm một nơi cung cấp dịch vụ WAF đáng tin cậy thì hãy đến với Công ty VNETWORK.

WAF của VNIS là giải pháp bảo mật Web/App/API toàn diện của Công ty Cổ phần VNETWORK. Sản phẩm của chúng tôi đã được đề xuất bởi các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng như Gartner và đã được tin dùng bởi hơn 2,000 khách hàng trên toàn cầu, trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

VNIS WAF của VNETWORK nổi bật nhờ việc hợp nhất sức mạnh của Multi CDN, với băng thông CDN đến 2,600 Tbps và Cloud WAF với hơn 2,000 nguyên tắc bảo mật trong WAF theo tiêu chuẩn của OWASP Top 10. Giải pháp này sẽ giúp tăng cường bảo mật và khả năng ứng phó trong môi trường web và ứng dụng ngày càng phức tạp.

Hệ thống bảo mật website

Hệ thống WAF của VNIS bảo mật Web/App/API toàn diện

WAF của VNIS ngăn chặn các tấn công ứng dụng

WAF ngăn chặn mọi hình thức tấn công vào ứng dụng, bao gồm các tấn công SQL injection và XSS. Hệ thống sử dụng hơn 2.000 quy tắc bảo mật để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công, giúp loại bỏ các lỗ hổng bảo mật hàng đầu OWASP.

Duy trì cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa bảo mật

WAF của VNIS lưu lại một cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa bảo mật được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia an ninh mạng. Nhờ việc liên tục theo dõi mạng và cập nhật bộ quy tắc, hệ thống có thể giúp xác định và ngăn chặn các mối đe dọa mới nhất.

Phân tích toàn diện về các cuộc tấn công

WAF xác định mọi yếu tố của các cuộc tấn công bằng cách phân tích nguồn, hình thức và lưu lượng truy cập. Thông qua bảng điều khiển, hệ thống VNIS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cuộc tấn công giúp quản trị viên dễ dàng điều chỉnh bộ quy tắc bảo mật phù hợp.

Quản lý và cập nhật liên tục về các mối đe dọa mới

WAF của VNIS luôn theo dõi và cập nhật cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa mới nhất. Điều này giúp bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công sử dụng các phương pháp mới.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vai trò và cách vận hành của WAF. Nếu doanh nghiệp mong muốn trải nghiện dịch vụ bảo mật toàn diện, hãy liên hệ với VNIS tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về contact@vnetwork.vn hoặc sales@vnetwork.vn.

Bài viết liên quan

VNIS nâng cao bảo mật với Account Takeover Prevention

VNIS nâng cao bảo mật với Account Takeover Prevention

Cuối tháng 9 vừa qua, nền tảng VNIS thuộc Công ty Cổ phần VNETWORK đã chính thức cho ra mắt tính năng Account Takeover Prevention (ATP)

WAAP là gì? Ưu điểm vượt trội của WAAP

WAAP là gì? Ưu điểm vượt trội của WAAP

WAAP (Web Application and API Protection) là tập hợp các dịch vụ và giải pháp bảo mật được tạo ra để bảo vệ ứng dụng web và API của doanh nghiệp.

Botnet là gì? Cách chống DDoS Botnet hiệu quả hiện nay

Botnet là gì? Cách chống DDoS Botnet hiệu quả hiện nay

Xu hướng sử dụng botnet để thực hiện tấn công DDoS của các hacker ngày càng tăng cao, dẫn đến lưu lượng truy cập vào trang web tăng đột ngột và làm cho server bị quá tải, gây ra những tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp. Vậy botnet là gì? Hãy cùng VNETWORK tìm hiểu.

Sitemap HTML